Bệnh trĩ có nguy hiểm không, làm sao phòng ngừa chữa trị?
Thứ Hai, 16-07-2018
Có một bạn đọc nhắn tin cho chuyên mục và hỏi rằng, bệnh trĩ có nguy hiểm hay không? Với mong muốn được trợ giúp chúng tôi đã hỏi, có phải anh ấy mắc bệnh trĩ rồi hay không? Anh ấy phản ứng rất nhanh rằng không phải, chỉ hỏi cho vui thôi.
Thật ra thì bệnh trĩ không phải là bệnh lạ gì mà phải giấu. Nếu nó được quan tâm và chữa trị đúng cách thì rất nhanh khỏi. Tuy nhiên đa số mọi người thường hay ngại ngùng và giấu đi căng bệnh này nên làm cho nó ngày càng bệnh nặng hơn.

Qua câu hỏi của anh bạn này về bệnh trĩ, chúng tôi xin nêu một số thông tin về bệnh trĩ cũng như giải đáp thắc mắc bệnh trĩ có nguy hiểm không ở dưới đây. Tôi muốn mời anh bạn độc giả của tôi và mọi người cùng xem để biết thêm chi tiết về bệnh trĩ.
Nội dung bài viết bao gồm:
I. Thông tin về bệnh trĩ
Phải qua một hồi lâu trò chuyện và gặn hỏi thì anh bạn độc giả này mới nói rằng anh ấy gần một tháng nay luôn cảm thấy khó chịu ở hậu môn, khi đi đại tiện thậm chí còn chảy máu, hậu môn lúc nào cũng ngứa rát, có khi còn có cả phân són ra bên ngoài dù anh ấy không muốn đi đại tiện.
Theo như mô tả thì có lẽ anh ấy đã mắc bệnh trĩ thật rồi. Bệnh trĩ là một căn bệnh khá phổ biến, ai cũng có thể là nạn nhân của nó, bệnh trĩ hay còn gọi là bệnh lòi dom là một bệnh được hình thành do sự giãn nỡ quá mức của các đám rối tĩnh mạch ở xung quanh hậu môn. Trong trạng thái bình thường các mô này có thể giúp kiểm soát phân thải ra bên ngoài, khi các mô này sưng viêm thì gọi là trĩ.
Trĩ là bệnh phổ biến nhất trong tất cả các bệnh về đường hậu môn và trực tràng, tỷ lệ các bệnh nhân mắc bệnh trĩ chiếm khoảng 20% đến 45% dân số, nhưng người bệnh chủ yếu là nam giới. Đây là một căn bệnh khó nói, nên ít người đi kiểm tra ngay khi có dấu hiệu của bệnh, đến khi bệnh chuyển nặng không chịu được nữa thì mới đi khám, thì lúc đó bệnh đã chuyển sang giai đoạn nặng rồi.

Tuy nhiên có một số dấu hiệu để nhận biết bệnh trĩ sớm, anh có thể dựa vào một số các triệu chứng dưới đây để tự đoán bệnh. Các dấu hiệu như sau:
- Đầu tiên là chảy máu: Lúc bệnh mới bắt đầu bệnh, máu chảy rất ít, có thể ngẫu nhiên một vài lần đại tiện mà ra máu, lượng máu cũng không nhiều, nếu để lâu dần, bệnh hình thành nặng hơn máu có thể bắn ra thành tia khi đi đại tiện hoặc khi ngồi xổm, thậm chí đi đứng nhiều cũng có thể gây chảy máu ở hậu môn. Có trường hợp máu chảy ra từ búi trĩ nhưng không thể thoát ra bên ngoài, tụ lại bên trong lòng trực tràng tạo thành những khối máu đông gây nên tình trạng đi cầu ra máu vón cục.
- Thứ hai là sa búi trĩ: Nếu ở trĩ nội mức độ 1 và 2 thì sa trĩ vẫn chưa có ảnh hưởng nào nghiêm trọng đối với người bệnh, tuy nhiên nếu ở cấp độ bệnh trĩ nội 3 thì búi trĩ đã sa hẳn ra bên ngoài, không thể tự tụt vào được mà cần phải có ngoại lực tác động, nếu bệnh trĩ nội phát triển đến mức độ 4 thì người bệnh không thể đẩy búi trĩ vào hậu môn nữa, búi trĩ sẽ có nguy cơ hoại tử khá cao khiến đời sống người bệnh gặp nhiều khó khăn.
- Thứ ba chính là hậu môn ngứa ngáy và dễ bị kích ứng: Đây chính là cơn ác mộng của bệnh nhân trĩ, cứ nghĩ mà xem khi đang ngồi làm việc hay đang đi với bạn bè mà vùng hậu môn cứ “ngọ nguậy” không chịu yên thì phải làm sao. Đôi lúc dịch nhầy tiết ra khá nhiều, làm cho hậu môn người bệnh luôn trong tình trạng ẩm ướt, khó chịu, có thể làm ướt cả quần bên ngoài, tình trạng này làm cho người bệnh khó xử và không tự tin trong giao tiếp hàng ngày.
- Thứ tư là có hiện tượng rò rỉ phân: Phân liên tục són ra bên ngoài bất kể là đang đứng hay ngồi, đang nghỉ ngơi hây có hoạt động vui chơi. Ở mức độ nhẹ, phân có thể són ra một ít, chỉ đủ để làm bẩn quần lót bên trong, người bệnh còn có thể chấp nhận được. Tuy nhiên, ở mức độ bệnh nặng, phân có thể són ra liên tục, có khi người bệnh không kiểm soát được lượng phân ra bên ngoài, lâu dần có thể hình thành bệnh đi đại tiện không tự chủ, làm nguy hại đến sức khỏe cũng như cuộc sống của bệnh nhân.
- Ngoài ra bệnh trĩ còn có một số dấu hiệu khác như: búi trĩ không đau nhưng gây khó chịu, vướng víu ở vùng hậu môn khi đứng hoặc ngồi, hoặc khi búi trĩ sưng viêm, có các khối áp-xe hình thành bên dưới hố ngồi hay trực tràng sẽ làm bệnh nhân cảm thấy đau đớn.
Bệnh trĩ cần được phát hiện sớm và chữa trị ngay lập tức. Bệnh càng để lâu thì càng nặng và điều trị sẽ khó khăn cũng như thời gian sẽ kéo dài hơn dẫn đến một số bệnh lý phức tạp và dễ tái phát lại.

Dựa trên những đặc trưng của bệnh, bệnh trĩ được chia thành hai loại là trĩ nội và trĩ ngoại. Ngoài ra còn có một loại gọi là trĩ hỗn hợp là dạng kết hợp của hai loại này.
- Trĩ nội là dạng búi trĩ được hình thành bên trong hậu môn và trực tràng do máu ở tĩnh mạch hậu môn không thể lưu thông được, ứ động gây phình tĩnh mạch hình thành búi trĩ. Trĩ nội được chia thành 4 giai đoạn, dựa theo mức độ của bệnh và thể trạng của bệnh nhân mà sẽ có cách chữa trị khác nhau.
- Trĩ ngoại là do sự phình to của tĩnh mạch ở ngoài rìa hoặc bên ngoài hậu môn tạo nên búi trĩ hoặc do phần da ở các nếp nhăn của hậu môn tụ máu, bị viêm nhiễm tạo nên búi trĩ. Trĩ ngoại không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng sẽ gây ra nhiều bất tiện cho cuộc sống của người bệnh.
- Trĩ hỗn hợp chính là sự kết hợp của trĩ nội và trĩ ngoại. Nếu người bệnh mắc phải loại trĩ này thì bệnh tình sẽ phức tạp và khó khăn hơn trong việc điều trị. Khi búi trĩ nội ở mức độ 3 và 4 sẽ sa ra bên ngoài, lúc này sẽ gặp búi trĩ ngoại có sẵn ở đó và chúng có thể liên kết lại với nhau, tạo thành búi trĩ hỗn hợp to và nặng, kéo dài ngoằn ngoèo kéo dài từ trong ra bên ngoài hậu môn.
Thông tin thêm cho bạn: Nguyên nhân gây ra bệnh trĩ mà bạn nhất định phải biết.
II. Bệnh trĩ có nguy hiểm không?
Khi bạn mới bị bệnh trĩ thì câu trả lời là không, nghĩa là chúng không gây nguy hiểm cho cuộc sống của bạn. Nhưng những phiền toái mà nó mang lại là rất lớn trong cuộc sống hàng ngày. Từ đi, đứng, ngồi cho tới việc vệ sinh, những cơn đau mà nó tạo ra có thể khiến bạn phát điên. Do đó, dù không gây nguy hiểm tức thì, nhưng nó cần được chữa trị khẩn cấp ngay từ khí mới bị, bởi nếu phát triển tăng nặng, nó có thể có biến chứng nguy hiểm.
Theo phó giáo sư, tiến sỹ Nguyễn Mạnh Nhâm – chủ tịch Hội Hậu môn và Trực tràng Việt Nam cho biết có khoảng 55% dân số Việt Nam mắc chứng bệnh liên quan đến hậu môn và trực tràng, trong đó bệnh trĩ chiếm đến 45%.

Thực tế có nhiều trường hợp oái ăm xung quanh căn bệnh khó nói này, có người từng đứng trước nguy cơ ly hôn vì mắc phải bệnh trĩ, có người phải nghỉ việc gần cả tháng vì bệnh tái phát, chỉ dám ăn cháo hay uống nước hoa quả cầm hơi qua ngày chỉ mong có thể giảm thiểu tối đa việc đi đại tiện.
Bệnh trĩ độ nhẹ có thể không gây chết người nhưng nếu để lâu bệnh có thể chuyển nặng, lúc này sẽ đe dọa tính mạng của người bệnh. Nếu bệnh nhân bị chảy máu nhiều lúc đi đại tiện trong một thời gian dài thì có thể dẫn đến chứng thiếu máu, suy nhược cơ thể nguy hiểm hơn chính là gây chết người.
Thông thường trĩ ít khi gặp ở trẻ em, mà thường rơi vào độ tuổi lao động từ 20 tuổi đến 50 tuổi gây ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng công việc và tâm lý của người bệnh.
Ngoài ra những người hay bị táo bón, kiết lỵ, viêm đại tràng thường sẽ bị tổn thương hậu môn do phải thường xuyên rặn nhiều. Việc trù trừ việc chữa bệnh và chữa bệnh không tận gốc thậm chí có thể gây ra nhiều biến chứng chết người.
III. Các biến chứng của bệnh trĩ thường gặp
Có nhiều bất tiện là vậy nhưng ít có người bệnh nào sẵn sàng đi kiểm tra ngay khi bắt đầu nghi ngờ bệnh, một phần vì tâm lý chủ quan phần khác lại do ngại ngùng. Thực tế bệnh trĩ có thể gây nguy hiểm đến tính mạng nếu như không kịp thời chữa trị làm cho bệnh diễn tiến nặng hơn. Một vài biến chứng nguy hiểm mà bệnh trĩ có thể mang đến như sau:
- Thiếu máu do mất máu kéo dài, liên tục trong nhiều tháng thậm chí là nhiều năm do ngài ngùng không điều trị kịp thời. Nếu việc này kéo dài, cơ thể người bệnh sẽ suy nhược, gây nên hiên tượng choáng váng, chóng mặt thậm chí có trường hợp bệnh nhân ngất xỉu phải đưa đi viên cấp cứu.
- Tắt mạch trĩ ngoại, việc này có thể là do vỡ các tĩnh mạch hậu môn, tạo nên một túi máu, khi rặn đi đại tiện, làm việc nặng, luyện tập thể dục thể thao hoặc đang trong quá trình hậu sản sẽ làm tăng áp lực lên vùng hậu môn, gây sung huyết làm tắt mạch của búi trĩ ngoại. Ở một số trường hợp, túi máu này có thể hoại tử gây rỉ máu ra bên ngoài, gây đau đớn cho bệnh nhân.
- Nghẹt búi trĩ là khi búi trĩ sa ra bên ngoài mạch có thể bị nghẹt gây phù nề. Búi trĩ không thể tự tụt vào trong. Nghẹt búi trĩ làm cho bệnh nhân đau đớn, có thể bị hoại tử lở loét và gây nhiễm khuẩn.
- Viêm nhiễm búi trĩ, hậu môn và các vùng lân cận. Bệnh trĩ có thể gây ra viêm nhiễm do dịch nhầy tiết ra ngày càng nhiều và liên tục làm hậu môn luôn ở trong tình trạng ẩm ướt, nếu không được vệ sinh sạch sẽ thì vi khuẩn sẽ có điều kiện sinh sôi và phát triển rất nhanh gây ra viêm nhiễm hậu môn thậm chí là bộ phận sinh dục.
- Tâm lý không được ổn định do luôn ở trong trạng thái lo âu, không thoải mái ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. Nếu tình trạng bệnh kéo dài người bệnh có thể mắc các chứng liên liên quan đến trầm cảm dẫn đến có ảo tưởng về bệnh và nguy hiểm đến tính mạng.
- Ngoài ra bệnh trĩ còn có những biến chứng nguy hiểm khác như gây nên bệnh nứt kẻ hậu môn, áp-xe hậu môn, ung thư trực tràng. Còn đối với phụ nữ khi mắc bệnh trĩ mà để lâu không chữa trị thì có thể mắc các bệnh liên quan đến phụ khoa như viêm âm đạo, gây ảnh hưởng đến khả năng tình dục cũng như làm mẹ.
Do vậy, nếu có nghi ngờ bản thân mắc phải bệnh trĩ thì người bệnh cần ngay lập tức đi kiểm tra để phát hiện bệnh và có hướng điều trị đúng đắn nhất.
IV. Khi nào bệnh trĩ là nguy hiểm với sức khỏe?
Nhiều người chủ quan thường có tâm lý cho rằng bệnh trĩ chỉ gây khó chịu trong cuộc sống thôi, chứ không gây nguy hiểm gì khi ở các cấp độ nhẹ. Do đó, không có biện pháp chữa trị kịp thời khiến bệnh qua giai đoạn nặng hơn.
Khi bệnh đã bước qua giai đoạn 3-4, lúc này đúng là ác mông, búi trĩ sưng đau, lòi ra ngoài. Người bệnh sẽ phải đối mặt với rất nhiều biến chứng khác nhau bao gồm cả ung thu và đe dọa tới tính mạng. Đây chính là thời điểm bệnh trĩ gây ra nhiều nguy hiểm với sức khỏe nhất.
Giải pháp lúc này là người bệnh cần phải nhanh chóng điều trị bệnh ngay lập tức. Có thể điều trị bệnh trĩ ngay tại nhà đối với trường hợp bệnh mới bộc phát. Còn nếu để lâu thì thậm chí cần phải phẫu thuật để loại bỏ búi trĩ.
Do vậy, khi phát hiện có dấu hiệu bị trĩ, chúng ta cần điều trị bệnh nhanh nhất có thể.
V. Biện pháp phòng ngừa, chữa trị bệnh trĩ
Bệnh trĩ là một căn bệnh phổ biến từ ngàn năm nay, do đó từ đông, tây, ta gì cũng có nhiều tài liệu nói về cách chữa cũng như phòng bệnh này.

Có một số phương pháp chủ yếu để điều trị bệnh trĩ bao gồm Đông y, Tây y, phẫu thuật và các mẹo dân gian.
- Về thuốc tây thì có rất nhiều loại thuốc dùng bôi bên ngoài để giảm các triệu chứng, làm mềm và dịu da. Một số loại thuốc phổ biến như corticosteroid, hay một số thuốc kết hợp giữa kẽm oxit, bôm Peru, cao cây kim mai,… tuy nhiên thuốc này chỉ có tác dụng ngắn hạn, không thể dùng điều trị lâu dài.
- Về các liệu pháp y khoa hiện đại thì cũng tùy theo mức độ nặng nhẹ của bênh mà quyết định có phẫu thuật hay không. Tuy nhiên trên thực tế, có 4 dạng như sau: chích xơ búi trĩ, thắt búi trĩ bằng vòng cao su, đốt búi trĩ và cuối cùng là phẫu thuật.
- Bên cạnh việc dùng thuốc Tây y thì Đông y cũng là một lựa chọn mà rất nhiều người tin tưởng lựa chọn để điều trị bệnh trĩ ngay tại nhà lại hiệu quả mà đơn giản. Một số cách chữa trị bệnh trĩ ngay tại nhà như dùng rau diếp cá, hoa thiên lý, thay đổi thói quen ăn uống, luyện tập thể dục thường xuyên để nâng cao sức đề kháng của cơ thể và chống lại nhiều bệnh tật khác.
- Nếu bạn không muốn dùng thuốc thì biện pháp xông hơi cũng là một liệu pháp rất tốt được nhiều lựa chọn và thành công trong việc chữa bệnh. Một số lá có thể dùng để xông hơi chữa bệnh trĩ là lá sung, lá bồ kết, ngài cứu, lá lốt, rau diếp cá, rau mùi ahy chỉ cần xông hơi bằng giấm thôi cũng là một liệu pháp chữa trĩ rất tốt.
Ngoài việc điều trị bệnh thì lối sống khoa học cùng chế độ ăn uống dinh dưỡng chính là liều thuốc tốt nhất để ngăn ngừa bệnh trĩ đến và quay trở lại.
- Những thực phẩm tốt cho bệnh nhân trĩ bao gồm rau diếp cá có thành phần chính là quercetin có tác dụng bảo vệ thành tĩnh mạch khá tốt lại có thể kháng sinh mạnh, diệt khuẩn cao và nhuận tràng rất tốt.
- Ngoài ra bệnh nhân trĩ còn nên lưu ý bổ sung lượng nước đầy đủ cho cơ thể, tối thiểu là 1,5 lít một ngày, hạn chế dùng đồ uống kích thích như rượu bia hay nước có gas, vì những chất này làm dạ dày khó tiêu thức ăn gây nên táo bón.
- Bên cạnh chế độ ăn uống thì người bệnh có thể vận động cơ thể nhẹ nhàng 30 phút mỗi ngày như đi bộ, bơi lội, tạo thói quen đi đại tiện vào một giờ nhất định trong ngày và nên rửa hậu môn bằng nước ấm mỗi lần đại tiện xong.
- Cuối cùng bệnh nhân cần giữ tâm trạng thoải mái, vui vẻ, tránh lo âu quá nhiều, không để cơ thể bị áp lực công việc cũng như áp lực về bệnh làm mất niềm tin vào việc chữa bệnh.
Để chữa trị cũng như đề phòng trĩ quay trở lại, ban biên tập chúng tôi cùng sự cố vấn của bác sỹ Hoàng Văn Quyết khuyến cáo người bệnh nên kết hợp chữa bệnh cùng với việc phòng ngừa để có hiệu quả cao nhất trong việc chống lại bệnh trĩ.
Hy vọng những thông tin trên đây có thể giúp cho các bạn biết mức độ nguy hiểm của bệnh trĩ cũng như cách phòng ngừa nó tốt nhất. Chúc bạn mau lành bệnh và có sức khỏe.
Có thể bạn muốn biết: Bệnh trĩ ngoại và những điều bạn nên biết.
21 Bình luận
Nếu ai chưa bị trĩ thì sẽ không hiểu được nổi khổ của bệnh trĩ, tôi phải công nhận nếu ai mà để bệnh trĩ để lâu mà k đi chữa thì tôi cũng phải khâm phục họ với sức chịu đựng. Cá nhân tôi, phải nói là đau, khó chịu, mệt mỏi, mất ăn mất ngủ, nói chung là xì trét khủng khiếp những ngày tháng đó. Còn tôi khuyên mọi người nên đi chữa, càng sớm càng tốt, đừng để lâu ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng cuộc sống
Bạn ơi, thế bạn chữa cắt đi hay ntn để hoàn toàn khỏi vậy ? nói thật là tôi chữa từ khi xuất hiện búi trĩ, t đã xử lý thủ thuật rồi, nhưng được nửa năm tôi lại thấy có dấu hiệu tái phát lại nên đang rất lo lắng và căng thẳng
Chào bạn, tôi ban đầu cũng phẫu thuật cắt trĩ, sau đó dùng thuốc bổ thằng con mua ở Mỹ về, rồi về sau tìm hiểu trên mạng sử dụng thuốc đông y, rồi tôi dùng thuốc đông y khoảng 1 thơi gian dài, nên tôi cũng k biết là t k bị lại do thuốc thằng con mua ở mỹ hay thuốc đông y nữa. nhưng quan trọng là nên ăn uống sinh hoạt khoa học tránh đồ cay nóng chất kích thích
Bài thuốc này thấy rất tốt và nhiều người đã từng chữa kêu là hiệu quả, bác thử xem xem sao http://www.thuocchuatribenhtri.net/2015/09/bai-thuoc-ong-y-chua-khoi-benh-tri-cho.html
tôi cảm ơn ban nhé, tôi đang xem đây
Trước tôi cho mẹ tôi chữa bệnh trĩ ở đây:
TT THỪA KẾ VÀ ỨNG DỤNG ĐÔNG Y VIỆT NAM
– Tại Hà Nội: Tầng 3, số 91 Nguyễn Xiển, P. Hạ Đình, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại: (04) 710 99 818 – 0974 026 239
– Tại HCM: 48B Đặng Dung, P. Tân Định, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (08) 710 99 818 – 0912 507 855
– Tại Quảng Ninh: Số 116 Văn Lang, P. Hồng Gai, Tp Hạ Long, Quảng Ninh.
Điện thoại: (033) 657 0128 – 0972 606 773
Sau hơn 2 tháng chữa bệnh uống thuốc đều đặn và tuân theo những dặn dò của bác sĩ mà mẹ tôi khỏi hẳn bệnh trĩ đó, trước còn táo bón k đi ngoài chủ động được mà phải có tác động mới đi được cơ, nhưng giờ thấy ăn tốt, ngủ tốt, đi ngoài tự nhiên hơn rất nhiều.
em bị trĩ khoảng được tầm hơn nửa năm, trước kia chỉ ra máu mỗi khi đi vệ sinh, và đau rát khi ngồi xe máy, nay búi trĩ lò ra ngoài rất khó chịu, dau rát, đầy hơi, khó tiêu, hay ợ và đánh rắm, hay ra máu hậu môn. em còn trẻ và chưa có gia đình nên rất ngại đi kham do vậy nên chưa đi khám ở bất cứ đâu cả, mà cũng chả biết nên khám đâu cho tốt, các anh chị bảo e nên làm sao giờ ?
Chưa đi khám mà cũng biết mình bệnh trĩ à? mà cũng phải các triệu chứng lâm sàng trĩ rõ ràng rồi, néu nhẹ thì điều chỉnh ăn uống đi, ăn nh chất rau và xơ, kết hợp uống nhiều nước, 1 thời gian là cũng tự đỡ mà
bị nửa năm là cũng tương đối rồi, lại chưa gia đình thì nên chữa cho khỏi hẳn đi e, tránh mai này chửa đẻ còn khổ nữa, tốt nhất e tìm nơi nào uy tín như bệnh viện hay trung tâm y học nào lớn khám để chữa dứt điểm đi
Có bài thuốc của trung tâm này tốt này, mình cứ đến đay bác sĩ khám và chỉ định cho http://www.dongyvietnam.org/thap-bat-thang-tri-thang-bai-thuoc-dac-tri-benh-tri.html
K biết giờ có phương pháp cắt bỏ búi trĩ nào mà không đau không nhỉ? tôi thấy nhiều người nói cắt trĩ xong dễ bị tái phát lại lắm, nghĩ mà sợ
Có cái gì mà động đến da thịt mà k đau hả bạn? chả qua thà chịu đau 1 lần cho xong còn hơn bị đau dai dằng ê ẩm năm này qua năm khác. cắt trĩ xong cố gắng duy trì thói quen sinh hoạt khoa học thì tự khắc k bị lại thôi mà
Bác cắt xong dùng mấy bài thuốc nam ý, giờ bác sĩ thuốc nam giỏi lắm, kê thuốc cho bác uống đều đặn thì sẽ k bị lại đâu. thuốc nam giờ chữa tận gốc bệnh trĩ mà, chữa vào cơ địa thể nội của cơ thể đó.
Khổ, chỉ sợ thế, tôi hoạt động thể thao vẫn dều đặn, chỉ có mỗi đặc thù công việc làm lái xe không tránh khỏi được việc ngồi nhiều hoặc ăn đồ ăn nhanh, khó tránh lắm, kiêng khem khác nào chả có gì bỏ vào mồm
trên mấy diễn đàn về bệnh trĩ thấy có bài nói về bài thuốc này, bác thử tìm hiểu xem, biết đâu hợp với bác lại khỏi chả cần cắt trĩ, tôi thấy nhiều người kêu dùng thuốc đông y chữa búi trĩ cũng có co lại mà ít hay nhiều thôi
http://www.thuocchuatribenhtri.net/2015/09/bai-thuoc-ong-y-ac-tri-benh-tri-thap.html
Từ trĩ mà chuyển thành ung thư trực tràng có nhanh không nhỉ? eo ơi nghe mà sợ quá, không biết thế nào, tôi vẫn sống chung với trĩ được hơn 1 năm nay rồi, nhưng không thấy bị nặng lên nên cũng chủ quan không chữa chạy gì, chỉ thay đổi đồ ăn uống hàng ngay và tập thể dục thêm thôi
Chỉ có các trường hợp nặng viêm nhiễm lan rộng mới gây ra thôi, ngày xưa thôi chứ giờ y học hiện đại ai bị chả chữa ngay hả bạn, nếu bệnh của bạn mà dừng lại ổn định k bị đau hay gây khó chịu, táo bón thì bạn cứ kệ nó cũng đc, nhưng nếu nó mà ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày thì nên chữa dứt điểm đi, nhẹ chữa còn nhanh đừng để nặng quá khổ lám
Thì em cũng thỉnh thoảng mới bị táo bón thôi, khi ấy phải móc mới ra thôi, còn đôi khi lại k bị, thường thì tuần mới bị toá bón 1 lần, chị mà nói vậy chắc e cũng phải xem xét lại, chắc thôi chịu khó đi chữa cho dứt điểm nhỉ, cứ nghĩ sống chung đượ với lũ nhưng khả năng không ổn, biết đâu công việc bận rộn ăn uống lung tung lại bị năng lên thì dở
Chữa chỗ bác sĩ nào uy tín nhé, chị thấy đông y giờ chữa bệnh này rât tốt đó, chúc em sớm khỏi bệnh
Dạ thank chị nhiều
toi đang mang thai tháng thứ 8. Mà lại bị sa búi trĩ ra ngoài mà k đảy vào đc. Có cách nào chữa k?