Bệnh trĩ ngoại là gì? Những thông tin người bị trĩ ngoại cần phải biết

Thứ Ba, 08-05-2018

Trĩ ngoại là gì? Là một trong những thắc mắc phổ biến hiện nay. Nhất là trong giới dân văn phòng thì bệnh trĩ dường như đã trở thành nỗi ám ảnh. 

Khác với trĩ nội về vị trí búi trĩ nhưng những triệu chứng gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống và sức khỏe thì tương tự nhau. Chính vì vậy, việc tìm hiểu rõ nguyên nhân, dấu hiệu để phòng ngừa và điều trị bệnh trĩ ngoại là một điều hết sức cần thiết. Nếu bạn đang lo lắng hoặc đang nghi ngờ về tình trạng bệnh thì đừng bỏ qua bài viết dưới đây nhé!

Bệnh trĩ ngoại là gì
Giống như bệnh trĩ nội, trĩ ngoại gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống và sức khỏe người bệnh

Nội dung bài viết bao gồm:
Bệnh trĩ ngoại là gì?
Tìm hiểu về bệnh trĩ ngoại

  1. Dấu hiệu của bệnh trĩ ngoại
  2. Nguyên nhân của bệnh trĩ ngoại là gì?
  3. Làm sao để ngăn ngừa bệnh trĩ ngoại

Bác sĩ sẽ chẩn đoán và điều trị bệnh trĩ ngoại như thế nào?

  1. Cách chẩn đoán trĩ ngoại
  2. Cách điều trị bệnh trĩ ngoại

Bệnh trĩ ngoại là gì?

Trĩ ngoại hình thành khi các tĩnh mạch ở vùng hậu môn bị căng giãn, sưng phồng do sự chèn ép quá mức, viêm nhiễm hoặc tụ máu gây nên. Các búi trĩ được che phủ bởi một lớp da mỏng, có thể nhìn bằng mắt thường hoặc sờ bằng tay. Trong các búi trĩ có rất nhiều tĩnh mạch trĩ nhỏ nằm chồng chéo lên nhau.

Khác với trĩ nội nằm trên trong hậu môn, trĩ ngoại nằm ngay dưới đường lược bên ngoài hậu môn. Do đó người bệnh có thể dễ dàng phát hiện ra bệnh bằng cách nhìn, sờ hoặc thông qua cảm giác đau rát khi ngồi, cọ xát,..

Tìm hiểu về bệnh trĩ ngoại

Mặc dù là một trong những căn bệnh phổ biến và đáng báo động nhưng không phải ai cũng biết được nguyên nhân và dấu hiệu dẫn đến bệnh lý này. Vậy nguyên nhân và dấu hiệu của trĩ ngoại là gì?

dấu hiệu trĩ ngoại
Thăm khám và phát hiện sớm giúp ngăn cản trĩ ngoại biến chứng thành ung thư

1. Dấu hiệu của bệnh trĩ ngoại

Dấu hiệu nhận biết bệnh trĩ ngoại khá dễ dàng bởi sự thay đổi ở vùng hậu môn rõ ràng hơn rất nhiều. Như đã nói người bệnh có thể sờ được búi trĩ do chúng nằm ở phía dưới đường lược bên ngoài hậu môn. Ngoài ra còn có một số dấu hiệu đặc trưng dùng để nhận biết bệnh trĩ như:

  • Đau và ngứa xung quanh hậu môn hoặc khu vực trực tràng.
  • Đại tiện ra máu: Bạn có thể quan sát thấy máu trong phân hoặc trên giấy vệ sinh. Thêm nữa, “cục u” quanh hậu môn có thể sưng tấy lên và gây đau.
  • Búi trĩ bị sa ra ngoài: Vị trí các búi trĩ bên ngoài đường lược vùng hậu môn nên sẽ đem đến cảm giác cộm, khó chịu cho người bệnh.

# Sự tiến triển của bệnh trĩ ngoại

Bệnh trĩ ngoại bao gồm 4 giai đoạn phát triển bệnh:

  • Giai đoạn 1: Búi trĩ bắt đầu xuất hiện xung quanh niêm mạc hậu môn, gây ngứa, cộm vướng.
  • Giai đoạn 2: Các búi trĩ lớn hơn do các tĩnh mạc phát triển. Thời điểm này bệnh sẽ gây cản trở cho người bệnh mỗi khi ngồi hay đi đại tiện.
  • Giai đoạn 3: Các búi trĩ tiếp tục phát triển lớn hơn, hậu quả là gây tắc hậu môn, đau đớn và cản trở đại tiện.
  • Giai đoạn 4: Đau đớn rõ ràng hơn khi các búi trĩ bị viêm nhiễm. Giai đoạn này trĩ ngoại rất dễ gây biến chứng dẫn đến ung thư trực tràng.

2. Nguyên nhân của bệnh trĩ ngoại là gì?

Tìm ra nguyên nhân gây nên bệnh trĩ ngoại cũng là một trong những cách thức để phòng tránh và ngăn ngừa căn bệnh này. Vậy những nguyên nhân phổ biến của bệnh trĩ ngoại là gì?

  • Táo bón
  • Tiêu chảy nặng
  • Nhịn đại tiện
  • Ngồi lâu
  • Chế độ ăn uống không khoa học, chứa nhiều chất béo hoặc cay nóng.

# Các yếu tố làm tăng nguy cơ bị trĩ ngoại

Ngoài những tác nhân trên thì còn một số yếu tố dễ khiến bạn phải mắc bệnh trĩ ngoại như:

  • Phụ nữ mang thai có nguy cơ mắc bệnh trĩ ngoại cao do áp lực tử cung đặt lên các tĩnh mạch vùng hậu môn.
  • Người bị béo phì, viêm mãn tính trực tràng.
  • Kéo dài thời gian đi đại tiện cũng có thể dẫn đến bệnh trĩ ngoại. Bởi đi đại tiện quá lâu đồng nghĩa với việc kéo dài thời gian lượng máu dồn về để các cơ co bóp sẽ tác động lên mạch máu vùng hậu môn.
nguyên nhân trĩ ngoại
Có rất nhiều nguyên nhân gây ra trĩ ngoại như táo bón, chế độ ăn uống,…

3. Làm sao để ngăn ngừa bệnh trĩ ngoại

Nằm lòng những nguyên tắc phòng tránh và ngăn ngừa bệnh trĩ ngoại là một trong những cách giúp cho quá trình điều trị phát huy hiệu quả. Nguyên tắc phòng ngừa bệnh trĩ ngoại là gì? Thật ra khá dễ dàng, cụ thể bạn chỉ cần:

  • Chế độ ăn uống khoa học. Bổ sung nhiều chất xơ để chống táo bón và tránh những thực phẩm cay nóng, nhiều gia vị để giữ “an toàn” cho đường ruột và búi trĩ.
  • Không nên giữ nguyên tư thế quá lâu, bạn nên đưng dậy đi lại sau mỗi 1 tiếng ngồi.
  • Uống đủ 2 lít nước mỗi ngày để tránh táo bón.
  • Hãy thay đổi tư thế đại tiện để giảm bớt sức căng cho trĩ bằng cách đặt chân lên ghế cao tầm 15cm.
  • Nếu đang bị trĩ, thay vì sử dụng giấy vệ sinh, bặn nên sử dụng khăn ướt hoặc khăn tắm để tránh gây kích ứng sưng búi trĩ.
  • Đừng nâng vật nặng nếu bạn không muốn búi trĩ bị căng và tình trạng bệnh trầm trọng hơn.

Bác sĩ sẽ chẩn đoán và điều trị bệnh trĩ ngoại như thế nào?

Lời khuyên cho người bị bệnh trĩ ngoại là nên thăm khám, điều trị sớm ngay khi bệnh còn chưa nghiêm trọng. Bác sĩ có chuyên môn cao sẽ chẩn đoán chính xác tình trạng bệnh và đưa ra phương pháp điều trị hợp lý.

điều trị trĩ ngoại
Chẩn đoán và điều trị sớm giúp việc điều trị được nhanh chóng và tiết kiệm thời gian hơn

1. Cách chẩn đoán trĩ ngoại

Khi đi kiểm tra lần đầu, bác sĩ sẽ đặt ra những câu hỏi như bị đau ở đâu, có ra máu, sưng tấy, chảy dịch hoặc sa hậu môn hay không. Bác sĩ cũng có thể hỏi đến tình trạng bài tiết phân hay lịch sử bệnh, thói quen sinh hoạt. Để bác sĩ có cái nhìn trực quan về tình trạng bệnh thì người bệnh cần phải hiểu rõ tình hình bản thân.

Sau bước trao đổi, bác sĩ sẽ tiến hành thăm khám vùng hậu môn. Thông thường, bệnh nhân nữ sẽ nằm nghiêng, cong lưng, đan xen hai chân với nhau và hơi gập đầu còn bam sẽ nằm ngửa, hai tay ôm đầu gối và có khăn che bộ phận ngoài hậu môn. Sau khi dùng mắt quan sát, bác sĩ sẽ dùng tay sờ xung quanh vùng hậu môn để tìm hiểu tình trạng, mức độ bệnh. Tiếp theo bác sĩ có thể sẽ đưa ngón trỏ vào bên trong để thăm khám tình trạng bên trong hậu môn.

2. Cách điều trị bệnh trĩ ngoại

Phương pháp điều trị trĩ ngoại phổ biến nhất hiện nay là gì? Chắc chắn đây là thắc mắc chung của rất nhiều người bệnh. Hiện tại có khá nhiều giải pháp để điều trị bệnh trĩ ngoại như:

  • Điều trị bằng Đông y. Sử dụng những thảo dược thiên nhiên lành tính có công dụng điều trị trĩ khá an toàn nhưng cần kiên nhẫn và thời gian cho hiệu quả khá lâu.
  • Chữa trị trĩ ngoại bằng Tây y. Thuốc uống và thuốc bôi có tác dụng giảm sưng đau phù nề, cầm máu, sát trùng, chống viêm, tăng khả năng bền vững của thành mạch.
  • Phương pháp phẫu thuật cắt búi trĩ HCPT. Đây là giải pháp tối ưu nhất hiện nay bởi điều trị triệt để, không tái phát như các phương pháp khác.

Ngoài ra, một chế độ ăn uống và sinh hoạt phù hợp sẽ hỗ trợ điều trị bệnh trĩ ngoại được tốt hơn. Muốn như vậy bạn cần lưu ý một số điều sau:

  • Ăn đủ chất và uống đủ nước, không nên ăn đồ cay nóng.
  • Đừng nên căng thằng và nên cần chăm vận động hơn.
  • Đi vệ sinh đúng lúc và đúng cách.
  • Vệ sinh sạch sẽ vùng hậu môn.
  • Nên ngâm hậu môn với nước muối.
  • Tránh đứng hoặc ngồi quá lâu.

Trên đây là một số thông tin để trả lời câu hỏi trĩ ngoại là gì. Mong rằng với những thông tin hữu ích này sẽ giúp bạn trong việc ngăn ngừa, phòng tránh và điều trị bệnh lý đang phổ biến nhất hiện nay này.

Có thể bạn sẽ quan tâm: Bệnh trĩ có nguy hiểm không, làm sao phòng ngừa chữa trị?

Bài viết cùng chuyên mục