Cách chữa bệnh trĩ nội độ 1 dứt điểm trước khi trở nặng
Thứ Năm, 03-05-2018
Bệnh trĩ nội độ 1 là giai đoạn bệnh trĩ mới khởi phát và cũng là cấp độ nhẹ nhất của bệnh. Tuy chưa ảnh hưởng nghiêm trọng đến sinh hoạt của người bệnh nhưng trĩ độ 1 có khuynh hướng phát triển nặng hơn và gây biến chứng nguy hiểm nếu không được chữa trị kịp thời.
Khi đang ở giai đoạn trĩ nội cấp độ 1, bạn sẽ không cảm thấy đau rát nhưng sẽ thấy hơi ngứa và đi đại tiện ra máu. Tuy nhiên bạn không cần quá lo lắng, hiện nay có khá nhiều cách để chữa trị bệnh trĩ nội độ 1 cho hiệu quả nhanh chóng và triệt để. Ví dụ như những bài thuốc dân gian từ lá sung, hoa thiên lý, diếp cá,… Nếu bạn chưa biết trĩ nội độ 1 chữa thế nào cho mau khỏi chỉ với các nguyên liệu trên thì đừng bỏ qua bài viết dưới đây!

Bệnh trĩ nội độ 1 có thể trở nên đáng sợ
Bệnh trĩ nội bao gồm 4 cấp độ, trong đó trĩ nội độ 1 là giai đoạn đầu tiên. Ở giai đoạn này các biểu hiện bệnh và triệu chứng chưa biểu hiện ra bên ngoài nhiều. Nếu không để ý hoặc không quan tâm đến sức khỏe của mình thì chúng ta khó lòng phát hiện ra được.
Những biểu hiện mơ hồ, khó nhận biết và dễ bị đánh đồng với bệnh lý khác của trĩ nội độ 1 thường làm người bệnh chủ quan không điều trị, khiến tình trạng bệnh tiến triển lên cấp độ nguy hiểm hơn. Và một khi bệnh phát triển lên cấp độ cao hơn sẽ xuất hiện triệu chứng đau đớn, và ảnh hưởng nhiều đến chất lượng cuộc sống.
1. Cách nhận biết bệnh trĩ nội cấp độ 1
Mặc dù có nhiều thông tin cho rằng ở giai đoạn bệnh trĩ nội độ 1, người bệnh sẽ cảm thấy đau rát khi đi đại tiện nhưng thực chất không phải. Vào giai đoạn phát bệnh trĩ đầu tiên, các mạch máu sưng lên và phình ra thành hậu môn nhưng không hề nhô ra khỏi lỗ hậu môn. Nó “yên vị” bên trong hậu môn, ở bên trên đường lược, nơi không chứa dây thần kinh cảm giác, do đó không gây ra bất cứ cảm giác đau rát nào.
Thông thường các triệu chứng trĩ nội độ 1 sẽ có những đặc điểm nhận dạng như sau:
- Dấu hiệu dễ nhận biết nhất là việc đi đại tiện ra máu đỏ tươi. Một lượng máu nhỏ sẽ dính ngoài khuôn phân hay giấy vệ sinh. Khi bệnh tiến triển nặng hơn thì máu sẽ nhỏ giọt hoặc bắn thành tia kèm theo búi trĩ nhỏ gây cộm và vướng víu mỗi khi đi cầu.
- Khu vực bị trĩ tiết chất nhầy nên người bệnh cũng có thể cảm thấy ngứa, tức tức và ẩm ướt khó chịu ở hậu môn
- Hiện tượng táo bón kéo dài: Người bị bệnh trĩ độ 1 thường kèm theo tình trạng táo bón kéo dài. Tuy nhiên biểu hiện này lại thường bị người bệnh hiểu lầm là chỉ bị táo bón bình thường nên không hề có sự đề phòng với bệnh trĩ.
Có thể thấy, việc phát hiện trĩ nội độ 1 thông qua những triệu chứng mơ hồ này là điều không dễ dàng. Nếu không có biện pháp can thiệp kịp thời, bệnh sẽ ngày càng tiến triển nặng hơn dẫn đến tình trạng sa búi trĩ. Bệnh nhân cũng có thể gặp nhiều biến chứng đáng sợ như sa nghẹt trĩ, hoại tử búi trĩ hay nứt kẽ hậu môn, ung thư trực tràng,… Do đó, khi có triệu chứng lạ ở hậu môn, người bệnh nên sớm đi thăm khám.

2. Nguyên nhân gây ra trĩ nội độ 1
Có một thực tế là trĩ nội độ 1 có thể tấn công chúng ta bất cứ lúc nào, không chừa một ai. Bệnh xuất phát từ những cấu trúc đệm lót trong ống hậu môn. Nơi đây chứa một hệ thống tĩnh mạch dày đặc và có chức năng tiết ra dịch nhầy giúp đào thải phân ra ngoài được dễ dàng.
Vấn đề nảy sinh khi các mạch máu nằm trong cấu trúc đệm mô phía trên đường lược bị viêm và sưng lên dẫn đến bệnh trĩ nội độ 1. Nguyên nhân là do các mạch máu gặp áp lực quá mức khi có sự tác động của những yếu tố sau:
- Căng thẳng khi đi đại tiện: Rặn quá mạnh, ngồi lâu trong nhà vệ sinh, vừa đi ngoài vừa đọc báo…
- Mang thai: Khoảng 25- 50% phụ nữ mang thai chịu ảnh hưởng của bệnh trĩ nội độ 1 do áp lực tử cung và thai nhi đè nặng lên hệ thống tĩnh mạch ở hậu môn trực tràng.
- Sự lão hóa theo tuổi tác: Càng lớn tuổi thì thành tĩnh mạch sẽ suy yếu dần làm chúng ta có nguy cơ bị bệnh trĩ nội độ 1 cao hơn.
- Tiêu chảy kéo dài: Những trường hợp bị tiêu chảy mãn tính có thể bị bệnh trĩ nội độ 1
- Táo bón kinh niên: Khi bị táo bón, khối phân rất cứng và to. Chúng ta phải rặn mạnh mới có thể tống phân ra ngoài được. Lúc này, các tĩnh mạch trĩ phải chịu áp lực trong thời gian dài mới sưng phồng lên.
- Ngồi nhiều: Những người phải ngồi một chỗ liên tục trong nhiều giờ liền rất dễ bị bệnh trĩ độ 1. Dân văn phòng chính là một ví dụ điển hình.
- Quan hệ qua đường hậu môn: Hành động này có thể thúc đẩy sự khởi phát của bệnh trĩ nội độ 1 hoặc làm bệnh tiến triển nhanh qua các cấp độ nặng hơn.
- Thừa cân: Béo phì làm tăng gánh nặng lên tĩnh mạch trĩ khiến chúng dần bị phình to. Từ đây bệnh trĩ nội độ 1 cũng có cơ hội xuất hiện.
- Gen di truyền: Một số nghiên cứu cho thấy bệnh trĩ độ 1 có khuynh hướng di truyền ở những người bị mất van tĩnh mạch.
Như bạn cũng thấy, nguyên nhân gây bệnh trĩ nội độ 1 hầu hết xuất phát từ chính thói quen sinh hoạt hàng ngày của chúng ta. Chỉ khi loại bỏ được các nguyên nhân này thì việc điều trị trĩ nội độ 1 mới được xem là thành công.
Cách chữa bệnh trĩ nội độ 1 dứt điểm
Bị trĩ nội độ 1 uống thuốc có khỏi không hay phải chữa bằng cách nào cho hiệu quả? Muốn chữa dứt điểm trĩ nội độ 1 không hề khó. Người bệnh cần lưu ý những biến đổi của cơ thể, thăm khám để phát hiện và tiến hành điều trị sớm sẽ nhanh khỏi bệnh hơn.
Theo các bác sĩ chuyên khoa, bệnh trĩ độ 1 không cần phải phẫu thuật , chỉ một số ít trường hợp mới phải dùng đến thuốc Tây. Số còn lại thường có thể tự chữa khỏi bệnh bằng các bài thuốc dân gian kết hợp chế độ ăn uống, sinh hoạt hợp lý.
1. Chữa bệnh trĩ nội độ 1 bằng bài thuốc dân gian
Sử dụng phương thức dân gian để điều trị bệnh trĩ nội độ 1 là phương pháp được nhiều người lựa chọn thử nghiệm đầu tiên. Sử dụng những thành phần dược liệu dễ kiếm, cách thức thực hiện lại khá dễ dàng nên ai cũng có thể áp dụng được những bài thuốc sau:
✪ Cách chữa bệnh trĩ nội độ 1 bằng lá sung
Từ lâu, lá sung đã được biết đến với công dụng giúp khử khuẩn, giảm sưng viêm. Sử dụng bài thuốc này sẽ giúp mạch máu được lưu thông tốt hơn và tình trạng căng phồng của búi trĩ cũng thuyên giảm.

Nguyên liệu:
- 100g lá sung
- 50g ngải cứu
- 1 nắm lá lốt
- 10 ngọn cúc non
- 2 – 3 lát nghệ
Cách thực hiện
- Đem các loại lá đi rửa sạch rồi cho vào nồi, bỏ vào vài lát nghệ.
- Sau đó đổ 1.5 lít nước, đun sôi 15 phút với lửa nhỏ để các chất trong lá cây hòa tan vào trong nước.
- Nước được thì đổ ra một cái bô sạch ngồi lên xông hơi vùng hậu môn.
- Khi nước nguội bớt thì ngâm hậu môn vào và dùng bã thuốc rửa sạch vùng hậu môn.
Lưu ý:
- Để sớm đạt được hiệu quả thì bạn nên thực hiện mỗi ngày 1 lần. Sau 15 ngày bạn sẽ thấy bệnh thuyên giảm đi rất nhiều. Tình trạng ngứa rát hậu môn cũng ít xuất hiện hơn.
✪ Mẹo chữa trĩ nội độ 1 bằng cây thầu dầu tía
Cây thầu dầu được biết đến có công dụng nhuận tràng, thông tiện, chống ngứa, giải độc, giảm đau,.. Cho nên loài cây này thường góp mặt trong các bài thuốc điều trị trĩ nội độ 1 được dân gian tin dùng. Chúng ta có 3 cách để sử dụng cây thầu dầu tía chữa bệnh tại nhà như sau:

Cách 1:
- Đem 4 lá thầu dầu tươi rửa sạch rồi giã nát. Đắp trực tiếp vào hậu môn và để trong khoảng 10 phút.
- Gỡ thuốc ra và lấy nước muối rửa thật sạch hậu môn.
- Thực hiện mỗi ngày một lần trong suốt 1 tuần để nhanh chóng đạt được hiệu quả.
Cách 2:
- Nguyên liệu cần có gồm: 3 lá thầu dầu tía , 3 lá vông nem. Các nguyên liệu dùng dạng tươi hay khô đều được
- Đem 2 loại lá trên giã nát rồi dùng vải gói lại. Để vùng hậu môn tiếp xúc trực tiếp với gói thuốc bằng cách ngồi lên.
- Để yên trong vòng 15 phút.
- Nếu bạn kiên trì thực hiện mỗi ngày một lần thì sẽ thấy bệnh tình có sự khởi sắc chỉ sau một tháng
Cách 3:
- Nguyên liệu: 9 hạt thầu dầu tía, 9 con học trò nước (con vật giống nhện thường xuất hiện trên mặt nước).
- Đem hạt thầu dầu tía và con học trò nước đi giã nát, xào với giấm thanh cho nóng và bọc lại bằng miếng vải sạch.
- Vạch tóc ra và đắp vào huyệt Bách hội giữa đỉnh đầu (nê hoàn cung) để khoảng 30 phút
- Thời gian đầu thực hiện mỗi ngày đắp thuốc 1 lần. Sau thấy bệnh tình đã bớt thì kéo giãn thời gian đắp thuốc ra mỗi tuần còn 2-3 lần để tránh tình trạng nhiễm độc từ hạt thầu dầu tía.
✪ Cách điều trị trĩ nội độ 1 bằng rau diếp cá
Diếp cá là một loại rau ăn sống quen thuộc trong các bữa ăn. Nhưng không chỉ dừng lại ở đó, từ xưa diếp cá đã được phát hiện là có khả năng hỗ trợ điều trị bệnh trĩ nội độ 1 rất hiệu quả. Cụ thể diếp cá có thể loại bỏ ký sinh trùng, kháng khuẩn và cung cấp chất xơ giúp ngăn chặn táo bón hữu hiệu.

Có 2 cách làm thuốc trĩ nội độ 1 từ rau diếp cá:
Cách 1: Ăn/uống sống
- Nguyên liệu: 100-200g rau diếp cá
- Rửa sạch rau diếp cá, ngâm vào nước muối pha loãng trong vòng 5 phút rồi vớt ra để ráo. Ăn trong buổi cơm thường ngày kèm với cá thịt vừa ngon miệng, vừa tốt cho sức khỏe.
- Hoặc bạn có thể xay nhuyễn rau diếp cá để uống. Nước rau diếp cá có vị tanh nên có thể pha thêm chút đường cho dễ uống.
- Trong trường hợp bệnh trĩ độ 1 gây chảy máu thì bạn hãy đem diếp cá phơi khô cùng bạch cập với tỷ lệ 2:1. Tán nhuyễn rồi đem pha bột này uống 3 lần mỗi ngày. Mỗi ngày dùng 6 – 12g.
Cách 2: Đắp rau diếp cá
- Nguyên liệu: 50g diếp cá tươi
- Giã nát rau diếp cá rồi đắp vào hậu môn, băng gạc cố định lại trong 30 phút. Thực hiện thường xuyên và đều đặn mỗi ngày 1 lần.
- Còn với người có búi trĩ bị sưng tấy. Cũng đem diếp cá đi rửa sạch rồi đun sôi để xông hơi. Sau khi xông hơi thì chờ cho nước ấm thì rửa sạch, lại dùng bã diếp cá đắp lên vùng hậu môn bị đau.
Bạn có đang thắc mắc: Cách trị bệnh trĩ bằng rau diếp cá tại nhà “có tốt như lời đồn”
✪ Cách chữa bệnh trĩ nội độ 1 bằng hoa thiên lý
Vốn là một nguyên liệu quen thuộc trong món ăn dân dã, hoa và lá thiên lý còn xuất hiện trong bài thuốc dân gian trị bệnh trĩ độ 1. Kiên nhẫn áp dụng bài thuốc này sẽ giúp cải thiện các triệu chứng đau rát, sưng hậu môn và làm teo búi trĩ.

Nguyên liệu:
- 150g hoa thiên lý
- 1 thìa cà phê muối ăn
- 1 ít lá bánh tẻ
- 50ml nước cất
- 1 miếng gạc sạch
Cách thực hiện:
- Đem lá thiên lý non và lá bánh tẻ đi rửa sạch, giã nhỏ với 5g muối ăn
- Sau đó thêm 50ml nước cất. Lọc hỗn hợp trên qua rây để lấy nước cốt
- Rửa sạch vùng kín bằng nước pha thuốc tím rồi lấy bông tẩm nước thiên lý đắp lên hậu môn.
- Việc điều trị sẽ cho kết quả tốt hơn nếu bạn làm 1 – 2 lần ngày và kết hợp với uống nước lá thiên lý.
✪ Bài thuốc chữa bệnh trĩ nội độ 1 bằng lá trầu không
Không chỉ trong Đông y mà Tây y cũng phát hiện ra lá trầu không chứa tinh dầu beteiphenol có công dụng kháng khuẩn, tiêu viêm mạnh. Chính vì vậy mà loại lá này thường được bà con ta sử dụng chữa các bệnh viêm nhiễm ngoài da, bệnh viêm phụ khoa và cả bệnh trĩ ở mọi cấp độ.

Cách 1:
- Nguyên liệu: 10 – 15 lá trầu không
- Rửa sạch lá trầu không rồi đun sôi cùng với 2 lít nước lọc, để một lúc cho nước thuốc nguội.
- Vệ sinh hậu môn thật sạch rồi ngâm vào trong nước thuốc khoảng 15 phút.
- Hãy ngâm đều đặn từ 4-5 lần mỗi tuần đến khi thấy các triệu chứng bệnh trĩ thuyên giảm.
Cách 2:
- Nguyên liệu: trầu không 10 lá, 1 trái cau, 7 cái hạt gấc đã bỏ vỏ, và 7 quả bồ kết
- Các nguyên liệu ở trên đem tất cả rửa sạch rồi giã nhuyễn trầu không, hạt gấc, bồ kết. Riêng quả cau thì bạn bổ thành các miếng nhỏ.
- Đun sôi hỗn hợp này với nước. Chờ đến khi nước ấm thì đem đi ngâm hậu môn.
- Thực hiện 2 lần mỗi ngày để việc điều trị được hiệu quả hơn.
Nếu chỉ đơn thuần áp dụng các bài thuốc dân gian thì bệnh trĩ nội độ 1 dù nhẹ cũng rất khó khỏi dứt điểm. Bạn cần kết hợp chặt chẽ với chế độ ăn uống và sinh hoạt đúng cách để bệnh mau khỏi.
2. Thay đổi thói quen ăn uống khi bị trĩ nội độ 1
Thói quen ăn uống là một trong những yếu tố quan trọng để hỗ trợ điều trị trĩ nội độ 1 và ngăn chặn bệnh phát triển lên các mức độ nặng hơn. Cụ thể, người bệnh nên:
- Uống thật nhiều nước để làm phân mềm, giảm táo bón,…
- Kích thích đi tiêu bằng cách uống một ly nước ấm to vào buổi sáng trước khi ăn 30 phút
- Bổ sung thêm nhiều loại rau có tác dụng nhuận tràng như mồng tơi, rau đay, mướp,.. Ăn nhiều trái cây trừ loại quả có độ ngọt cao dễ gây nóng, táo bón như mít, xoài,…
- Các thực phẩm lành mạnh, chứa nhiều chất xơ như ngũ cốc nguyên hạt, các loại đậu,…cũng nên thường xuyên có mặt trong bữa ăn
- Kiêng những thực phẩm cay nóng, nhiều dầu mỡ, đồ ngọt, thức uống có ga, cà phê, bia, rượu
- Nên ăn 1-2 hũ sữa chua mỗi ngày và các chế phẩm sinh học có lợi cho tiêu hóa giúp đi cầu đều đặn, đẩy lùi bệnh trĩ.
3. Chữa bệnh trĩ nội độ 1 qua thói quen sinh hoạt
Bên cạnh chế độ ăn uống thì sinh hoạt hợp lý, điều độ cũng hỗ trợ điều trị trĩ nội độ 1 hiệu quả. Một chế độ sinh hoạt bừa bộn sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe, tạo điều kiện cho bệnh trĩ độ 1 tiến triển nặng hơn.
- Nghỉ ngơi một cách hợp lý, đảm bảo giấc ngủ được đầy đủ. Tốt nhất không thức quá khuya để bảo đảm cơ thể có đủ sức đề kháng giúp bệnh nhanh khỏi.
- Làm giảm lượng phân ứ đọng. Tránh để táo bón bằng cách đi đại tiện hằng ngày vào một thời điểm cố định. Đặc biệt tránh rặn khi đi đại tiện.
- Ngồi hay đứng quá nhiều cũng là nguyên nhân gây trĩ. Sau khi ngồi/ đứng khoảng 30 phút đến 1 tiếng thì bạn nên đi lại lòng vòng 5 phút.
- Tập thể dục thường xuyên để giảm bớt các áp lực tĩnh mạch, cải thiện bệnh trĩ.

4. Dùng thuốc điều trị trĩ nội độ 1 bác sĩ kê
Thông thường sau khi áp dụng các biện pháp tự nhiên mà bệnh tình không có sự chuyển biến tích cực thì bệnh nhân mới nghĩ đến việc dùng thuốc Tây. Bác sĩ có thể kê một số thuốc giúp bệnh nhân khắc phục triệu chứng trĩ nội độ 1 như:
- Các thuốc chứa rutin ( trong y học còn gọi là vitamin P): Rutin thực chất là một flavonoid. Chất này có tác dụng bảo vệ thành mạch, làm tăng sức chịu đựng của tĩnh mạch trĩ khiến nó không bị tiếp tục phình to hơn.
- Thuốc kháng sinh: Nhóm thuốc này chỉ được dùng cho bệnh nhân có biểu hiện nhiễm khuẩn ở hậu môn trực tràng. Loại thuốc thường dùng nhất là Penicillin, Cephalosporin…
- Thuốc giảm ngứa hậu môn: Thường được điều chế dưới các dạng thuốc mỡ hoặc kem bôi như Hydrocortisone, Oxide…
- Thuốc nhuận tràng: Dùng cho những bệnh nhân bị trĩ độ 1 do táo bón mãn tính. Sau khi dùng thuốc, người bệnh sẽ dễ đi cầu hơn, từ đó giảm áp lực lên tĩnh mạch trĩ, ngăn ngừa bệnh tiến triển qua cấp độ 2. Các thuốc nhuận tràng chống táo bón tốt nhất cho người bị trĩ độ 1 bao gồm Methylcellulose, Docusat ka, Parafin…
- Các thuốc trĩ nội độ 1 khác: Ngoài các thuốc trên, bác sĩ có thể xem xét chỉ định các thuốc như thuốc đặt làm bền tĩnh mạch , thuốc sát trùng ngoài hậu môn, thuốc sắt ngăn ngừa tình trạng thiếu máu do đi cầu ra máu nhiều…
Các thuốc trên nếu kiên trì dùng đúng theo sự chỉ dẫn của bác sĩ kết hợp chế độ ăn uống sinh hoạt điều độ thì bệnh trĩ nội độ 1 sẽ mau chóng được chữa khỏi.
Cách phòng bệnh trĩ nội độ 1 quay trở lại
Phòng bệnh hơn chữa bệnh, chính vì vậy sau khi đã dứt điểm được bệnh trĩ nội cấp độ 1 thì bạn không nên lơ là trong công tác phòng ngừa bệnh. Những lời khuyên được các chuyên gia chia sẻ trên trang web về y khoa và sức khỏe của Trường Y Khoa Harvard sẽ giúp bạn ngăn chặn được nguy cơ tái phát bệnh.
- Tăng hàm lượng chất xơ trong mỗi bữa ăn:
Mỗi người cần bổ sung 20g đến 30g chất xơ mỗi ngày để tốt cho quá trình nhu động ruột. Một số thực phẩm chứa nhiều chất xơ tốt cho người bị trĩ độ 1 có thể kể đến như: Các loại đậu ( đậu xanh, đậu Hà Lan, đậu đỏ, đậu lăng, đậu đen,…), ngũ cốc nguyên hạt, rau xanh ( rau ngót, rau bina, súp lơ xanh, mồng tơi), trái cây (mâm xôi, quả lê, táo, chuối,..).
Đồng thời bạn đừng quên uống đủ nước ( trên 2 lít ) để giữ cho hệ tiêu hóa hoạt động trơn tru, ngăn ngừa táo bón. Tránh ăn đồ nóng, tiêu thụ nhiều bia rượu và ăn các món nhiều gia vị.
- “Bôi trơn” đường ruột giúp quá trình đại tiện được dễ dàng
Trộn một muỗng canh dầu khoáng với táo hoặc sữa chua, dùng cho bữa sáng hoặc bữa trưa. Cách này sẽ giúp phân dễ trượt ra hơn, chống táo bón. Từ đó ngăn ngừa sự hình thành của bệnh trĩ.
- Không nên chậm trễ, trì hoãn việc đi ngoài
Khi bạn có cảm giác thôi thúc muốn đi ngoài, hãy lập tức đi vào nhà vệ sinh. Đừng cố nhịn nếu bạn không muốn bệnh táo bón thêm trầm trọng và kéo theo căn bệnh trĩ nội độ 1 quay lại.
- Tăng cường vận động:
Chỉ khi vận động, khí huyết trong cơ thể mới được lưu thông tốt, giảm tình trạng ứ trệ máu ở khu vực hậu môn trực tràng. Do vậy, nếu không muốn bị bệnh trĩ nội độ 1 tấn công thêm lần nữa thì bạn nên dành ra ít nhất 30 phút mỗi ngày cho các hoạt động như đi bộ, chạy xe đạp, bơi lội hay tập yoga… Tránh các tư thế xấu như ngồi xổm hoặc đứng yên vị một chỗ quá lâu.
- Tránh rặn khi đi đại tiện
Việc rặn là một trong những nguyên nhân gây áp lực khiến các mao mạch bị sưng viêm gây ra trĩ. Thông thường sự khó khăn khi đi đại tiện thường do táo bón gây ra. Chính vì vậy bạn nên giải quyết các tình trạng táo bón để tránh rặn khi đi đại tiện.
- Lao động vừa sức:
Tránh khuân vác vật nặng hoặc lao động quá sức sẽ khiến các tĩnh mạch trĩ bị phình to ra.
- Vệ sinh hậu môn đúng cách:
Hàng ngày bạn nên tắm rửa sạch sẽ và vệ sinh khu vực hậu môn. Đặc biệt sau khi đi đại tiện nên dùng nước rửa hậu môn theo chiều từ trước ra sau cho sạch. Tránh dùng khăn giấy có chất liệu cứng cọ mạnh vào gây tổn thương niêm mạc ống hậu môn, tạo cơ hội cho vi khuẩn xâm nhập gây bệnh.
Trên đây là những thông tin hữu ích về bệnh trĩ nội độ 1 – căn bệnh đang gây phiền toái cho không ít người. Nếu bạn có những triệu chứng bên trên thì đừng quá lo lắng, hãy thử áp dụng các mẹo chữa trĩ nội độ 1 từ dân gian hoặc đến thăm khám tại cơ sở y tế để sớm “cắt đuôi” căn bệnh khó ưa này.
Ngoài các cách dân gian ở trên, bạn có thể tham khảo thêm : Thuốc chữa bệnh trĩ hiệu quả nhất “nội – ngoại loại nào cũng khỏi”