Bệnh trĩ hỗn hợp: Điều trị chậm nguy hiểm khôn lường

Thứ Ba, 08-05-2018

Cách điều trị bệnh trĩ hỗn hợp như thế nào, có giống như các dạng bệnh trĩ khác không và bệnh có khó chữa không là các vấn đề được nhiều người quan tâm tìm kiếm. Nếu các bạn cũng đang cần tìm lời giải đáp cho các vấn đề nêu trên thì có thể tham khảo ngay dưới đây.

Hình ảnh bệnh trĩ hỗn hợp

Trĩ hỗn hợp là kết quả của bệnh trĩ nội và trĩ ngoại xảy ra ở người bệnh ở cùng một thời điểm. Bệnh nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời sẽ phát triển nặng và gây biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng tới sinh hoạt và sức khỏe người bệnh. Đồng thời làm giảm chất lượng cuộc sống. Do vậy hiện nay cả người bệnh và y học đang rất chú trọng trong điều trị căn bệnh này.

Nội dung bài viết bao gồm:

Triệu chứng của trĩ hỗn hợp

Nguyên nhân gây bệnh trĩ hỗn hợp

Tại sao nói “bệnh trĩ hỗn hợp nguy hiểm khôn lường”?

3 cách điều trị bệnh trĩ hỗn hợp

  1. Phương pháp tây y điều trị trĩ hỗn hợp:
  2. Điều trị bệnh trĩ hỗn hợp tại nhà
  3. Phương pháp Đông Y điều trị bệnh trĩ hỗn hợp

Triệu chứng của trĩ hỗn hợp

Cũng như các dạng bệnh trĩ nội và trĩ ngoại có các biểu hiện thường gặp là chảy máu, sa búi trĩ, bệnh trĩ ngoại còn có các triệu chứng khác đặc trưng để nhận biết như sau:

  • Đại tiện ra máu: mức độ chảy máu cũng tùy theo mức độ bệnh nặng nhẹ như đối với bệnh trĩ nội và bệnh trĩ ngoại. Đó là ở giai đoạn đầu bị đại tiện ra máu khá kín đáo. Sau đó bệnh phát triển nặng thì máu chảy thành tia, giọt. Tuy nhiên, máu khi đại tiện nhưng người bệnh hoàn toàn không có cảm giác đau đớn.
  • Sa búi trĩ: đây là triệu chứng đặc trưng của bệnh trĩ hỗn hợp ở giai đoạn cuối. Búi trĩ lòi ra ngoài hậu môn, phát triển dần và không thể tự co lại hoặc can thiệp cho vào cũng không được.
  • Hậu môn ẩm ướt: chứa nhiều dịch nhầy do niêm mạc trực tràng bị viêm tiết dịch nhầy ở ống hậu môn. Khi tình trạng này không được kiểm soát tốt dễ dẫn đến viêm nhiễm hậu môn gây ngứa ngáy. Ở một số bệnh nhân còn có hiện tượng rò rỉ phân ra bên ngoài.
  • Đau hậu môn: Vì búi trĩ có chứa dây thần kinh cảm giác nên khi bị đè nén sẽ gây đau hoặc rất đau, có thể kèm theo triệu chứng sốt nhẹ. Nhất là khi đi đại tiện, ngồi, thở hoặc vận động mạnh.
  • Táo bón: Bệnh nhân bị trĩ hỗn hợp thường đi kèm với tình trạng táo bón kéo dài, phân đi ra có dính máu tươi.

Nguyên nhân gây bệnh trĩ hỗn hợp

Thường thì những nguyên nhân gây bệnh trĩ hỗn hợp sẽ không khác nhiều so với trĩ nội, trĩ ngoại. Người bệnh có thể mắc phải một trong những nguyên nhân sau:

  • Thói quen đứng lâu, ngồi lâu một chỗ: Tình trạng này kéo dài sẽ khiến vùng dưới bị áp lực lớn gây ra tình trạng tê cứng, bí trệ, máu không lưu thông thuận lợi xuống vùng hậu môn.
  • Lười vận động: Đây cũng là nguyên nhân khiến nhiều người bị bệnh trĩ hỗn hợp. Do chỉ nằm hoặc ngồi một chỗ trong thời gian dài, khiến máu không thể lưu thông tốt, hậu môn chịu lực và các cơ căng giãn bất thường làm xuất hiện búi trĩ.

Thường xuyên không vận động khiến bạn mắc trĩ hỗn hợp

  • Khiêng vác vật nặng: Khi mang vác những đồ vật nặng đòi hỏi chúng ta phải gồng mình để vác đồ khiến áp lực gia tăng lên vùng hậu môn. Thói quen này thường gặp ở những người làm nghề bốc vác.
  • Thói quen rặn mạnh khi đi cầu: Mỗi lần khi đi đại tiện gặp phải những cục phân cứng,khó đẩy ra ngoài thì chúng ta thường dùng sức để rặn. Tuy nhiên, điều này lặp đi lặp lại nhiều ngày sẽ dễ xuất hiện trĩ hỗn hợp.
  • Phụ nữ bước vào thời kì mang thai: Phụ nữ khi mang thai trên 6 tháng thì áp lực của thai nhi đè lên vùng xương chậu và dồn xuống hậu môn rất lớn, làm tắc nghẽn mạch máu và khiến tĩnh mạch hậu môn dễ phình giãn ra.
  • Uống ít nước: Đây là nguyên nhân khiến phân trở nên khô cứng, thành hậu môn không được mềm và trơn sẽ gây ra táo bón, tăng nguy cơ mắc bệnh trĩ hỗn hợp.
  • Thiếu chất xơ: Rất nhiều người chỉ có sở thích ăn thịt cá, ít khi ăn chất các loại rau củ giàu chất xơ trong bữa ăn làm cho quá trình tiêu hóa kém. Thói quen này nếu không thay đổi sớm sẽ dẫn đến chứng táo bón kinh niên và nguy cơ mắc bệnh trĩ hỗn hợp.
  • Ăn nhiều đồ cay nóng: Ăn quá nhiều các món ăn chứa nhiều tiêu, ớt làm ruột kích thích, nóng rát, phân vón cục, khi đi ra sẽ làm tổn thương thành hậu môn.

Tại sao nói “bệnh trĩ hỗn hợp nguy hiểm khôn lường”?

Vì bệnh trĩ hỗn hợp xuất hiện cả trên và dưới đường lược nên tính chất nguy hiểm sẽ cao hơn cả bệnh trĩ nội và trĩ ngoại. Việc không điều trị kịp thời sẽ dẫn đến những nguy hiểm khôn lường sau:

  • Ảnh hưởng đường ruột: Vì búi trĩ gây cản trở nên việc đại tiện có thể bị ngưng trệ. Phân không được đào thải ra bên ngoài sẽ dồn ứ gây tắc nghẽn và quặn thắt cơ bụng, tình trạng này kéo dài sẽ làm suy yếu và đảo lộn chức năng của đường ruột.
  • Ảnh hưởng tâm sinh lý: Do đây là bệnh khó nói nên người bệnh chỉ biết chịu đựng và không dám chia sẻ với ai. Kết quả là người bệnh bị căng thẳng, stress, hay tức giận, thậm chí là mắc chứng trầm cảm, mất hứng thú trong chuyện chăn gối.
  • Mất máu, nhiễm trùng máu: Búi trĩ hay các vùng da xung quanh hậu môn viêm loét dễ bị vi khuẩn tấn công gây nhiễm trùng đường máu. Ban đầu chỉ là tình trạng thiếu máu, chóng mặt, nhức đầu. Sau khi tình trạng nặng có thể đe dọa đến tính mạng của người bệnh.

Bệnh trĩ hỗn hợp gây sa trĩ viêm nhiễm

  • Viêm nhiễm hậu môn: Tình trạng này có thể xảy ra khi người bệnh không biết cách vệ sinh hậu môn cũng như búi trĩ. Khi hậu môn viêm nhiễm dễ tác động đến trực tràng gây viêm nhiễm sâu bên trong ống hậu môn.
  • Hoại tử hậu môn: Các búi trĩ hỗn hợp có kích thước lớn nên dễ bị đè nén, thắt chặt làm cho máu không lưu thông dẫn đến tình trạng hoại tử búi trĩ và lan ra vùng đệm hoặc ống hậu môn.
  • Bệnh phụ khoa ở nữ giới: Chất dịch nhầy không được vệ sinh sạch dễ chảy sang vùng da xung quanh, đặc biệt là vùng kín ở phụ nữ. Vì cấu tạo của âm đạo nằm sát hậu môn.
  • Ung thư trực tràng: Trĩ hỗn hợp sẽ làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư trực tràng. Để hiểu rõ hơn lí do vì sao bạn có thể tìm hiểu tai bài viết: Vì sao bệnh trĩ gây ung thư trực tràng

3 cách điều trị bệnh trĩ hỗn hợp

So với bệnh trĩ nội và bệnh trĩ ngoại, phương pháp điều trị bệnh trĩ hỗn hợp trở nên khó khăn hơn. Nếu không được phát hiện và chữa trị sớm hiệu quả sẽ gây nguy hiểm. Hiện nay có cách phương pháp điều trị bệnh trĩ hỗn hợp như sau:

1. Phương pháp tây y điều trị trĩ hỗn hợp:

  •  Sử dụng thuốc điều trị:

Thuốc dùng trong điều trị bệnh trĩ có thể là thuốc đông y hoặc tây y nhằm mục đích làm giảm đau, nhuận tràng, cầm máu.

+ Thuốc tây được dùng dưới dạng thuốc tiêm, thuốc uống, thuốc bôi và thuốc đạn đặt hậu môn

+ Thuốc đông y: là các vị thảo dược tự nhiên như rau diếp cá, lá bỏng, đu đủ, cây thiên lý,… Các vị thuốc, bài thuốc được dùng dưới dạng ngâm rửa ngoài hậu môn, đắp búi trĩ.

Uống thuốc tây chữa bệnh trĩ hỗn hợp

  • Chữa bệnh trĩ hỗn hợp bằng thắt búi trĩ bằng vòng cao su:

Phương pháp này được áp dụng cho các trường hợp bệnh trĩ hỗn hợp lòi búi trĩ ra ngoài từ 6 – 8 tuần. Thắt búi trĩ bằng vòng cao su nhằm làm giảm máu lưu thông tới búi trĩ để không bị phồng to ra thêm. Chỗ búi trĩ bị thắt vòng sẽ bị hoại tử và biến mất. Tuy nhiên khi thực hiện bằng phương pháp này cần cẩn thận để không bị nhiễm trùng. Vì thế bạn nên thực hiện tại các cơ sở y tế chuyên môn, uy tín.

  • Điều trị bệnh trĩ hỗn hợp bằng phẫu thuật:

Phẫu thuật áp dụng cho trường hợp bệnh trĩ hỗn hợp không đáp ứng các phương pháp điều trị khác. Phương pháp phẫu thuật Doppler là một trong những phương pháp được áp dụng cho bệnh nhân bị trĩ hỗn hợp mang lại hiệu quả cao, ít gây biến chứng. Thời gian hồi phục bệnh nhanh chóng. Tuy nhiên, điều trị bệnh trĩ bằng phẫu thuật cũng được cân nhắc để tránh các hệ lụy có thể xảy ra.

  • Điều trị bệnh trĩ hỗn hợp bằng tia laser:

Phương pháp này sử dụng tia laser để đốt búi trĩ làm se niêm mạc trĩ và làm teo búi trĩ. Búi trĩ khi được đốt bằng các chùm tia cực tím sẽ bị co lại và cắt đứt.

Thủ thuật chữa bệnh trĩ hỗn hợp bằng tia laser

2. Điều trị bệnh trĩ hỗn hợp tại nhà

# Bài thuốc nam chữa bệnh trĩ hỗn hợp

Những bài thuốc nam chữa bệnh trĩ hỗn hợp được đánh giá cao ở sự an toàn, không gây nguy hiểm gì cho người bệnh. Vì vậy, người bệnh có thể áp dụng cách chữa này tại nhà bằng một số bài thuốc đơn giản sau:

  • Bài thuốc đắp từ lá thiên lý

Vì có tính sát trùng, kháng viêm hiệu quả nên lá thiên lý được dùng để đắp lên búi trĩ nhằm chống lại sự viêm nhiễm. Cách làm này khá đơn giản và không tốn quá nhiều thời gian: Chỉ cần dùng 20g lá thiên lý non đem rửa sạch sau đó giã với một ít muối hạt và đắp lên búi trĩ, dùng gạc cố định thuốc lại để không bị rơi ra. Nên thực hiện từ 1 – 2 lần mỗi ngày.

  • Bài thuốc xông hơi từ lá sung, ngải cứu, nghệ vàng, lá lốt và nước bồ kết

Nghiên cứu về dược tính có trong loại lá cây này người ta đều tìm thấy các hoạt chất giúp làm sạch vi khuẩn, co búi trĩ một cách hiệu quả. Khi rửa sạch các nguyên liệu trên, bạn cho vào nồi đun với 2l nước đến khi sôi. Đổ ra chậu ngồi để tiến hành xông hơi khi nước còn nóng trong khoảng 15 – 20 phút. Khi nước đã nguội thì lấy nước này rửa lại hậu môn và lấy khăn mềm lau khô.

# Ăn uống đúng cách

Nên ăn những thức ăn dễ tiêu, không uống rượu, hút thuốc, không ăn đồ cay nóng, đồ rán, thức ăn khó tiêu hóa… Ăn nhiều hoa quả, rau xanh và đồ ăn có chứa nhiều chất xơ trong các bữa ăn hằng ngày.

Buổi sáng mới ngủ dậy nên uống một cốc nước ấm để thúc đẩy nhu động ruột kích thích cảm giác đi cầu. Trong ngày nên uống nước khi cơ thể có nhu cầu. Đối với người lớn, nên uống ít nhất 2,5l mỗi ngày; còn với trẻ em thì 1 – 1,5l. Chỉ nên uống nước lọc, nước khoáng hay các loại nước trái cây tươi.

Chúng tôi đã có một bài viết nói rõ về vấn đề này, bạn đọc có thể tìm hiểu thông qua bài viết: Ăn gì để chữa bệnh trĩ hỗn hợp

# Tập thể dục thường xuyên

Người đang bị trĩ hỗn hợp cần tăng cường tham gia các hoạt động thể dục thể thao như: chạy bộ, tập thể dục, chơi các môn thể thao ít gây áp lực cho ổ bụng cũng như vùng hậu môn trực tràng. Thói quen này nếu được duy trì đều đặn sẽ giúp tăng cường khả năng miễn dịch, thúc đẩy nhu động đường tiêu hóa, ngăn ngừa táo bón hiệu quả.

Vì tính chất bệnh trĩ hỗn hợp là bệnh lý ở giai đoạn nặng, các phương pháp tại nhà rất cần thiết, nhưng chỉ mang tính chất hỗ trợ, giúp thuyên giảm triệu chứng, người bệnh nên áp dụng hàng ngày kết hợp để giảm đau, ngăn ngừa bệnh nặng hơn.

3. Phương pháp Đông Y điều trị bệnh trĩ hỗn hợp

Hiện nay, nhờ tính an toàn và có thể sử dụng trong thời gian dài mà không ảnh hưởng đến sức khỏe nên nhiều người đang tìm đến cách chữa bệnh trĩ hỗn hợp bằng đông y. Trong số hàng ngàn các bài thuốc đông y điều trị bệnh trĩ hỗn hợp đang được áp dụng, nổi lên bài thuốc Thập bát thăng trĩ thang của Trung tâm Thừa kế và Ứng dụng Đông y Việt Nam. Bài thuốc được nghiên cứu và bào chế hết sức kĩ lưỡng từ những nguyên liệu tự nhiên nhằm đảm bảo các hoạt chất cho công dụng chữa bệnh tốt nhất.

Bài thuốc đông y thập bát thăng trĩ thang chữa bệnh trĩ hỗn hợp

Theo các bác sĩ công tác tại Trung tâm thì bài thuốc này gồm tất cả 18 vị thuốc đông y khác nhau như hòe hoa, diệp bách chi, ngẫu tiết, bồ hoàng, hắc chi ma, đại hoàng, xà sàng, thăng ma, cam thảo, chỉ xác, đẳng sâm, hạ liên thảo, trắc bách diệp, đương quy, trần bì, hoàng kỳ, sài hồ, ngư tiên thảo. Dựa trên các vị thuốc này, mỗi bệnh nhân khi đến thăm khám tại Trung tâm sẽ được bác sĩ bốc thuốc với liều lượng phù hợp để mang lại hiệu quả.

Bài thuốc được giới khoa học đánh giá cao không chỉ tính an toàn mà còn có nhiều công dụng nổi bật như bổ trung, ích khí, thăng đề, lương huyết, chỉ huyết, thanh nhiệt. Tốt cho những người bị suy nhược, dễ mệt mỏi, hay ra mồ hôi, cảm mạo. Các trường hợp mắc bệnh đường ruột mãn tính, rối loạn tiêu hóa kéo dài…

Để hiểu rõ hơn về bài thuốc này, tốt nhất người bệnh nên đến trực tiếp Trung tâm để gặp những người có chuyên môn tư vấn thêm. Thông tin liên hệ chi tiết xem tại đây:

– Tại Hà Nội:

  • Địa chỉ: Tầng 3, số 91 Nguyễn Xiển, Phường Hạ Đình, Quận Thanh Xuân.
  • Số điện thoại: 024.7109.9828 – 0974.026.239

– Tại TP.HCM:

  • Địa chỉ: 48B Đặng Dung, Phường Tân Định, Quận 1.
  • Số điện thoại: 028.7109.9828 – 0912.507.855

– Tại Quảng Ninh:

  • Địa chỉ: Số 116 Văn Lang, Phường Hồng Gai, TP. Hạ Long.
  • Số điện thoại: 020.3657.0128 – 0972.606.773

– Email: info@dongyvietnam.org

– Fanpage: https://www.facebook.com/trungtamdongyvietnam/

Trên đây là một số chia sẻ tổng quan về vấn đề bệnh trĩ hỗn hợp là gì từ các chuyên gia của chúng tôi. Nếu nghi ngờ mình có biểu hiện của trĩ hỗn hợp thì nên đến gặp bác sĩ để được tư vấn cụ thể hơn. Cảm ơn đã theo dõi bài viết của chúng tôi.

Bạn có thể tham khảo thêm:Cách chữa bệnh trĩ khắc phục ngay tận gốc

18 Bình luận

  • qqqq

    Dùng rau diếp cá để chữa bệnh trĩ hỗn hợp có hiệu quả không nhỉ?

    • Lan

      Rau diếp cá rất tốt trong điều trị và phòng ngừa bệnh trĩ nói chung và cả bệnh trĩ hỗn hợp nữa đó bạn. cái này trong dân gian sử dụng nhiều lắm, cách tốt nhất là mua rau diếp cá về giã ra lấy nước uống hàng ngày.

    • Chí Tài

      Có bài chia sẻ về kỉ niệm chữa rau diếp cá này bác ơi http://www.chuabenhtrinoitringoai.com/nhung-tac-dung-cua-rau-diep-ca-trong-chua-benh.html nói chung là chỉ 1 phần thôi, tốt nhất vẫn nên đi khám đàng hoàng uống thuốc theo kê đơn của bác sĩ bác nhé

  • Dinh quy

    Rau diêp ca khong dả lây nươc mà ăn như rau sống cùng với cơm co được kg bạn. Thanks.

  • Thảo Nhi

    tôi bị trĩ hỗn hợp, đi khám bác sỹ nói phải phẫu thuật, tôi thấy lo lắng quá, không biết phẫu thuật có đau lắm không và chi phí có nhiều không? anh chị nào đã phẫu thuật trĩ hỗn hợp rồi giúp tôi với, xin cảm ơn !

    • Nhật Minh

      Phẫu thuật còn phụ thuộc chọn loại phẫu thuật nào và cơ sở nào phẫu thuật nữa cơ, nhìn chung giá cũng chát lắm, mà phẫu thuật xong cũng đâu có khỏi hẳn, trĩ là bệnh cơ địa mà, đôi khi dễ tái phát lại lắm, bạn nên thử đến đây xem để được bác sĩ bên này tư vấn xem, trước mình cũng chưa ở đây và cũng khỏi hẳn đó, nhưng hồi đó là mình mới chớm bị:

      TT THỪA KẾ VÀ ỨNG DỤNG ĐÔNG Y VIỆT NAM
      Tại Hà Nội: Tầng 3, số 91 Nguyễn Xiển, P. Hạ Đình, Thanh Xuân, Hà Nội
      Điện thoại: (024) 710 99 818 – 0974 026 239
      Tại HCM: 48B Đặng Dung, P. Tân Định, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh
      Điện thoại: (028) 710 99 818 – 0912 507 855
      Tại Quảng Ninh: Số 116 Văn Lang, P. Hồng Gai, Tp Hạ Long, Quảng Ninh.
      Điện thoại: (0203) 657 0128 – 0972 606 773

      • thuật

        tội bị trĩ, đi khám bác sỹ xác định tội bị trĩ hỗn hợp, lên mạng thấy có bài thuôc chữa bằng thốc của TT THỪA KẾ VÀ ỨNG DỤNG ĐÔNG Y VIỆT NAM vậy xin tư vấn cho tôi, thông tin xin gửi về vanthuat.2013@gmail.com. và cho biết chi phí cần thiết để chữa khỏi bệnh

    • Doanh

      Phẫu thuật trĩ cũng rất đau bạn ah. Mình đi cắt trĩ cảm giác đau khó tả ah. Nếu bạn chịu đau dc thì bạn cứ đi mà cắt nhé

  • Hồng Nga

    Kính chào quý bác sĩ, cháu tên Hạnh. Cháu xin được trình bày bệnh tình của cháu, cháu năm nay 30 tuổi chưa lấy chồng, làm kế toán thường xuyên phải ngồi làm từ sáng sớm đến đêm muộn có hôm phải thức trắng đêm giờ giấc sinh hoạt thất thường . Ăn uống thì chỉ cơm nhà không ăn vặt nhiều , nhưng gần đây mỗi lần đi đại tiện thì lại thấy có cái gì như cục thịt cứ thập thò ở hậu môn ( không bị đau hay ra máu ), cháu đang thắc mắc và không biết xử trí ra sao. Kính xin quý bác sĩ giúp đỡ để cháu nhanh chóng biết có phải mình đã mắc trĩ hay không . Xin chân thành cảm ơn và chờ hồi âm !!

    • Doanh

      Cho bạn ấy đi điều trị đi bác? Bạn ấy có thể đã bị trĩ

  • Hiền Nguyễn

    em đang bầu 20 tuần thường xuyên bị táo không đi được người cứ bị nóng rất khó chịu , mọi người có cách nào giúp em với. Em cảm ơn.

    • Thu Huyền

      mình cũng giống mẹ này mà mình ăn rau chất xơ và hoa quả rất chăm nhưng vẫn thường xuyên bị táo bón,có cách nào an toàn cho các bà bầu không vậy ?

  • Vương Anh

    Tôi thấy có bài trả lời của bác sĩ về trường hợp chữa trĩ hỗn hợp hiệu quả bằng đông y mọi người cùng xem nhé http://www.tapchiyhoccotruyen.com/bi-tri-hon-hop-do-2-chua-bang-dong-y-co-khoi-khong.html

  • Nguyễn Văn Thái

    Tôi nghề nghiệp lái xe tải liên tỉnh ngồi lái xe ngày đêm nên ít được vận động nhiều chắc do vậy mà tôi đã bị đau lưng và đau khổ nhất là hậu môn cứ bị hành hạ làm tôi không sao chạy xe như mọi ngày được nữa vì đau đớn chỗ hậu môn không hiểu có phải do trĩ không . K biết đó có phải dấu hiệu bệnh trĩ k ?

    • Ngô Bảo Minh

      Tôi cũng lái xe suốt đây này đồng chí ơi khác là lái taxi ,dạo này thấy đi bón quá lại đau đau tức tức đi khám bác sĩ bảo trĩ độ 2 mua thuốc uống được một thời gian khỏi bây giờ lại tái phát cơn đau không biết bệnh này có chữa dứt điểm được không, chứ cánh anh em mình nghỉ ngày nào đói ngày đấy .

  • Hùng CC

    Trên diễn đàn bệnh có bạn hỏi về bài thuốc thập bát thăng trĩ thang này http://diendanchuakhoibenhtri.blogspot.com/2015/09/bai-thuoc-thap-bat-thang-tri-thang-co.html , thấy giới chuyên môn cũng đánh giá cáo bài thuốc này, có lẽ trĩ hỗn hợp chữa bằng đông y đôi khi hiệu quả lại tốt ấy chứ

  • Trường Thi

    mình mới bị trị hỗn hợp sau lần nhậu với anh bạn về,lúc đầu cứ tưởng trị ngoại cấp độ 1 nhưng sau khi xem trên mạng một số hình ảnh mình mới biết mìh bị trị hỗn hợp ,có ai biết cách trị bệnh này ở đâu và giá phải chăng không ạ,em ở tỉnh lẻ đang làm việc tại vũng tàu,nghề nghiệp dân văn phòng nên ngồi lâu,hic

  • Nguyễn tiến Dũng

    Chào Bác sĩ. Tôi có người nhà bị bện trĩ. Đi khám tại đa khoa cửa đông nghệ an, bác sĩ bảo bị trĩ hỗn hợp độ 2/3 và chỉ định cắt bằn máy cao tần HCPT. Đến nay được 1 tháng nhưng miệng ậu môn vẫn bị nhô lên vướng khi vệ sinh và khi ngồi. Tôi hỏi ở đó họ bảo phải mất từ 1 đến 3 tháng thì miệng hậu môn mới trở về bình thường. Như vậy có đúng không ạ, hay là do phẩu thuật chưa triệt để ạ? nếu đứng là do phẩu thuật chưa được thì có cách gì không ạ. Rất mong được Bác sĩ tư vấn và hồi đáp, xin chân thành cảm ơn.

Bài viết cùng chuyên mục