Cách xử lý cầm máu khi bị trĩ hiệu quả

Thứ Hai, 17-04-2017

Bệnh trĩ khiến rất nhiều người mệt mỏi và ngại ngùng trong việc chia sẻ để tìm ra phương pháp chữa trị. Ở giai đoạn đầu của bệnh, máu có thể chảy ít hoặc chảy thành tia, giọt, nhưng lâu dần hện tượng này có thể xảy ra nhiều hơn. Nhiều người lo lắng không biết xử lý làm sao khi bị chảy máu do bệnh trĩ gây ra. Chính vì vậy, bài viết dưới đây chúng tôi xin chia sẻ một số phương pháp xử lý cầm máu khi bị trĩ bạn có thể áp dụng.

Cách xử lý cầm máu khi bị trĩ hiệu quả

Ngâm hậu môn trong nước muối ấm

Bị ra máu nhiều khi bị bị trĩ bạn nên ngâm hậu môn trong nước muối ấm khoảng 10-15 phút. Sau đó dùng bông sạch để băng khu vực hậu môn bị tổn thương lại. Làm vậy để tránh vi khuẩn xâm nhập gây nhiễm trùng. Nước muối có tác dụng tốt trong việc sát trùng. Giúp loại bỏ viêm nhiễm và có thể thu nhỏ các tĩnh mạch ở hậu môn.

Chườm đá lạnh

Ngoài cách ngâm hậu môn vào nước muối ấm bạn cũng có thể dùng cách chườm đá lạnh. Bạn có thể lấy một chiếc khăn hoặc vải mỏng sạch rồi cho đá cục vào bọc lại chườm nhẹ lên vùng hậu môn bị chảy máu trong vòng vài phút rồi băng khu vực hậu môn lại tránh nhiễm trùng.

Thuốc Daflon

Thuốc Daflon có tác dụng chữa các bệnh liên quan đến suy tuần hoàn tĩnh mạch bạch huyết. Ngoài ra còn có tác dụng cầm máu khi bị trĩ hoặc các dấu hiệu chức năng liên quan đến bệnh trĩ.

Bạn cần biết >>>Top 5 bệnh viện chuyên cắt trĩ tốt nhất hiện nay

Thuốc Proctolog

Thuốc Proctolog có tác dụng rất tốt trong việc điều trị các chứng đau và ngứa hậu môn. Đặc biệt là trong cơn trĩ và trong hội chứng nứt hậu môn, ngăn ngừa chảy máu do trĩ gây ra. Bạn chỉ cần thoa thuốc trực tiếp lên hậu môn 1-2 lần/ ngày.

Thuốc Brotilase

Thuốc Brotilase có tác dụng làm giảm các triệu chứng viêm như: Phù, tấy, đau, đỏ do gãy xương hoặc bong gân, viêm trực tràng, viêm vú, các tình trạng tụ máu, huyết khối… Đặc biệt đối với người bị bệnh trĩ có thể dùng thuốc Brotilase để giảm triệu chứng chảy máu.

Phòng tránh các yếu tố nguy cơ làm phát sinh và nặng thêm bệnh trĩ

  • Vệ sinh sạch sẽ vùng hậu môn bằng nước ấm sau mỗi lần đi cầu
  • Tập thói quen đi cầu hàng ngày vào thời gian nhất định
  • Vận động cơ thể tránh ngồi lâu, đứng yên một chỗ bằng cách đi bộ, bơi lội, tập yoga…
  • Thực hiện chế độ dinh dưỡng hợp lý, bổ sung nhiều rau xanh với những loại có tác dụng nhuận tràng như: Mùng tơi, rau đay, rau khoai lang…
  • Hạn chế ăn những loại thực phẩm cay nóng, chất kích thích…
  • Cung cấp đủ nước đồng thời bổ sung thêm các loại nước trái cây tươi

Bạn có thể tham khảo thêm

Bài viết cùng chuyên mục