Cách xử lý khi bị chảy máu do nứt kẽ hậu môn
Thứ Năm, 05-10-2017
Nứt kẽ hậu môn được hiểu là hậu môn xuất hiện ổ viêm loét khiến vùng nếp nhăn, nếp gấp bên ngoài bị nứt ra. Khi mắc chứng bệnh này thường gây đau đớn, ngứa ngáy khó chịu và đặc biệt là chảy máu gây nên tâm lý hoang mang, lo sợ cho người bệnh. Nếu không được xử lý kịp thời và đúng cách có thể gây ra tình trạng mất máu nhiều và dẫn đến tử vong. Vậy cách xử lý khi bị chảy máu do nứt kẽ hậu môn như thế nào là đúng? Mời bạn đọc cùng tham khảo cách thực hiện dưới đây nhé!
Mức độ nguy hiểm của nứt kẽ hậu môn
Nứt kẽ hậu môn là hiện tượng có vết rách nhỏ ở vùng niêm mạc của ống hậu môn, chứng bệnh này có thể gặp ở bất kì ai và ở lứa tuổi nào. Khi mắc bệnh nứt kẽ hậu môn thường có những triệu chứng cơ bản sau:
+ Mới đầu, bề mặt da của ống hậu môn chỉ bị tổn thương nhẹ, xuất hiện vài vết xước.
+ Đến giai đoạn 2 ống hậu môn sẽ hình thành các vết nứt lớn hơn và bắt đầu loét, khiến cho việc đi đại tiện gặp nhiều khó khăn.
+ Giai đoạn cuối xuất hiện tình trạng phì đại nhú hậu môn, bệnh nặng và thường đi cầu ra máu, chảy máu hậu môn, phân có lẫn máu, ngứa rát hậu môn, xuất hiện các chất dịch khiến hậu môn luôn bị ẩm ướt.
→ Nứt kẽ hậu môn tuy không gây ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng con người, nhưng khiến cho người bệnh luôn cảm thấy mệt mỏi, mất cân bằng trong cuộc sống hàng ngày. Bệnh nếu không được điều trị kịp thời, có thể gây ra một số biến chứng nguy hiểm như:
+ Gây thiếu máu: Khi bị nứt kẽ hậu môn thường bị đi cầu ra máu, phân có lẫn máu, trong nhiều trường hợp máu chảy nhiều thành tia có thể gây mất máu nguy hiểm đến tính mạng.
+ Nhiễm trùng máu: Lâu ngày bệnh có thể gây nhiễm trùng máu do quanh các vết nứt có rất nhiều mạch máu.
+ Gây hoại tử và biến chứng thành bệnh trĩ: Bệnh để lâu ngày có thể hình thành các ổ apxe hậu môn. Khi những apxe này bị vỡ và chảy mủ sẽ dẫn tới hoại tử hậu môn và hình thành bệnh trĩ.
→ Khi bị nứt kẽ hậu môn bạn có thể áp dụng ngay: Cách điều trị bệnh nứt kẽ hậu môn bằng đông y
Cách xử lý khi bị chảy máu do nứt kẽ hậu môn
Như đã nói ở trên, áp xe hậu môn là chứng bệnh không nguy hiểm nếu như điều trị kịp thời. Tuy nhiên, nếu để lâu bệnh sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Vậy khi bị nứt kẽ hậu môn gây chảy máu nhiều cần xử lý như thế nào? Dưới đây là các xử lý cơ bản nhất bạn cần biết để có thực hiện ngay, tránh gây nguy hiểm đến tính mạng con người.
– Đối với trẻ em: Khi trẻ bị chảy máu hậu môn, mẹ cần phải thay tã thường xuyên và giữ cho vùng hậu môn luôn khô thoáng, sạch sẽ. Đồng thời, nên phòng ngừa táo bón cho trẻ, giúp trẻ đảm bảo việc đi tiêu đều đặn để tránh trường hợp bé phải rặn khiến vết thương nghiêm trọng hơn.
– Đối với người lớn: Khi bị chảy máu hậu môn ở người lớn, chúng ta cần bổ sung thêm nhiều chất xơ, uống nhiều nước mỗi ngày, cố gắng giữ thói quen tập luyện thể dục. Điều này sẽ giúp làm mềm phân dễ tiêu hóa hơn, ngoài ra bạn có thể uống thêm thuốc nhuận tràng. Hạn chế những loại thực phẩm chứa chất kích thích như rượu bia, thuốc lá, cà phê, thực phẩm cay nóng, thực phẩm đóng hộp.
⇒ Tuy nhiên, những biện pháp này chỉ áp dụng khi nứt kẽ hậu môn ở mức độ nhẹ và hỗ trợ tránh tình trạng chảy máu nhiều. Còn đối với trường hợp nứt kẽ ở giai đoạn nặng sẽ được áp dụng những phương pháp sau:
+ Dùng kem, thuốc bôi hoặc viên nhét hậu môn, những thuốc này giúp giảm bớt sưng viêm, khó chịu. Đồng thời, giúp tăng cường lưu lượng máu, mau lành vết thương. Tuy nhiên, khi sử dụng thuốc cần có sự chỉ định và hướng dẫn của bác sĩ, vì thuốc có một tác dụng phụ như chóng mặt, nhức đầu, hạ huyết áp.
+ Sau một thời gian áp dụng phương pháp bôi thuốc, đặt thuốc nhưng vẫn không khỏi thì cần phải thực hiện tiểu phẫu. Phương pháp này thường ít gây tổn thương mà lại mau khỏi bệnh. Vì vậy, khi mắc phải bệnh nứt kẽ hậu môn chúng ta cần nhanh chóng đến bệnh viện để được thăm khám và có biện pháp điều trị đúng đắn.
→ NGƯỜI BỆNH NỨT KẼ HẬU MÔN CẦN BIẾT: