Những dấu hiệu của bệnh trĩ cần nhận biết sớm và khắc phục
Thứ Tư, 11-07-2018
Cổ nhân nói: “Thập nhân cửu trĩ” có nghĩa là thiên hạ cứ 10 người thì có 9 người mắc bệnh trĩ, điều đó cho thấy sự phổ biến và nguy hiểm của bệnh này. Vậy làm thế nào để nhận biết dấu hiệu của bệnh trĩ và có biện pháp khắc phục sớm?

Có phải bạn thường hay đi đại tiện mà cảm thấy vẫn chưa “thoải mái” cố gắng để “đi” tiếp mà vẫn không được hay khi bạn đi đại tiện có máu dính trong phân hay máu chảy thành dòng từ hậu môn xuống? Đó có thể là triệu chứng của bệnh trĩ.
Dân gian thường gọi bệnh trĩ là lòi dom là bệnh do việc giãn nỡ quá mức các tĩnh mạch ở ở xung quanh hậu môn. Trong trạng thái hoạt động bình thường, các cơ này có nhiệm vụ kiểm soát lượng phân thải ra, vì vậy khi các cơ này phồng lên hoặc sưng viêm thì tạo nên bệnh trĩ.
Bệnh trĩ có hai loại là trĩ nội và trĩ ngoại.
- Trĩ nội là bệnh xuất hiện do áp lực bên trên đường lược, có thể gây sưng huyết, viêm đau, đôi khi bị chảy máu và tạo nên sa trĩ.
- Trĩ ngoại là việc các xoang tĩnh mạch trĩ bên dưới đường lược phồng to làm cho sự liên kết của hệ tĩnh mạch trên và hệ tĩnh mạch dưới bị gián đoạn, làm tăng áp lực lên xoang tĩnh mạch trĩ trên và giảm áp lực lên xoang tĩnh mạch trĩ dưới.
Đây là một căn bệnh rất phiền toái, nhưng nếu được chữa trị sớm thì rất nhanh khỏi. Để làm được điều đó, mời bạn đọc cùng tìm hiểu những dấu hiệu nhận biết bệnh trĩ dưới đây.
I. Các dấu hiệu của bệnh trĩ
Bệnh trĩ thường xảy ra ở những người thường xuyên bị táo bón, công việc ngồi nhiều, ít vận động, hoặc ở phụ nữ có thai. Ban đầu, bệnh nhân trĩ chỉ cảm thấy khó chịu ở vùng hậu môn, có cảm giác ngứa nhẹ, sau đó sẽ phát triển gây đau và xuất huyết khi đi đại tiện.
#1. Dấu hiệu chung thường gặp của bệnh trĩ
Có một số dấu hiệu chung rất dễ nhận thấy ở bệnh trĩ mà nếu chú ý quan sát người bệnh có thể dễ dàng nhận ra.

Các dấu hiệu bệnh trĩ bao gồm:
- Có cảm giác ngứa xung quanh hậu môn, đây chính là nỗi ám ảnh kinh hoàng của người mắc bệnh trĩ. Người mắc bệnh trĩ thường xuyên phải đối mặt với sự ngáy ngáy kèm các cơn đau rát liên tục do các dịch nhầy ở hậu môn tiết ra. Đôi khi người bệnh còn cảm thấy cảm giác ướt ác ở hậu môn và vùng lân cận do búi trĩ lòi ra bên ngoài.
- Hậu môn dễ bị kích ứng và đau, nếu bạn cảm thấy khó chịu và đau rát ở vùng hậu môn nhất lá khi ngồi xuống hay cọ xát với quần áo thì đây có thể là dấu hiệu cảnh báo của bệnh trĩ đấy. Tuy nhiên, có các bệnh liên quan đến dấu hiệu này bệnh nứt kẽ hậu môn hay áp xe hậu môn. Do đó khi thấy dấu hiệu này cần hết sức lưu ý.
- Bị sưng ở hậu môn, có khi có khối u, hậu môn sưng đau có thể xuất hiện ở bất cứ ai, không kể giới tính hay tuổi tác. Sự căng giãn quá mức của các tĩnh mạch trĩ ở hậu môn sẽ gây đau đớn và sưng viêm bên ngoài hậu môn, nếu để lâu dần sẽ hình thành các khối u nhỏ và to dần. Triệu chứng bệnh trĩ này tăng dần ở các cấp độ nặng.
- Có hiện tượng rò rỉ phân, đây là hiện tượng phân ở trực tràng són ra ngoài liên tục khi người bệnh đang ngồi làm việc, vui chơi hay thậm chí là nằm yên nghỉ ngơi thư giãn. Ở mức độ nhẹ, phân són ra chỉ đủ để làm bẩn quần lót, tuy nhiên khi bệnh tình chuyển biến nặng, phân có thể són ra liên tục và bệnh nhân hình thành bệnh đi ngoài không tự chủ.
- Khi đại tiện thấy đau, đây là dấu hiệu thường hay bị nhầm với bệnh táo bón. Với những người táo bón kinh niên thì đây được xem là biểu hiện vô cùng bình thường. Tuy nhiên táo bón kéo dài chính là nguyên nhân gây ra bệnh trĩ, bởi vì việc dùng quá nhiều sức khi đi đại tiện có thể dẫn đến việc rách niêm mạc hậu môn. Ngoài ra, khi bị bệnh trĩ, các búi trĩ chèn ép ở hậu môn, khiến việc đại tiện gặp khó khăn, cọ xát với phân sẽ gây đau đớn cho người bệnh.
- Xuất hiện máu trên phân hoặc giấy vệ sinh, thường thì hiện tượng đại tiện ra máu bị nhiều người bỏ qua, vì nghĩ rằng đây là sự bốc hỏa nhất thời trong cơ thể. Tuy nhiên đại tiện ra máu chính là dấu hiệu của bệnh trĩ, ở trường hợp nhẹ thì máu có thể dính trên phân hoặc giấy vệ sinh. Tuy nhiên khi bệnh chuyển biến nặng, máu có thể phun thành dòng từ hậu môn xuống phía dưới, nếu bệnh nặng hơn nữa thì cứ mỗi khi ngồi xuống đi đại tiện thì máu tự nhiên chảy ra thành dòng.
Bệnh trĩ được chia ra làm hai loại là trĩ nội và trĩ ngoại, hai loại này có bệnh trạng và biểu hiện khác nhau.

Triệu chứng của trĩ nội và trĩ ngoại có thể nhân biết thông qua:
#2. Triệu chứng của bệnh trĩ nội
Như đã nói ở trên, trĩ nội là hiện tượng các tĩnh mạch phía trong trực tràng phải chịu nhiều lực dồn nén từ bên trong gây ra việc sung huyết, chảy máu và đôi khi sa búi trĩ ra bên ngoài. Mỗi khi đi đại tiện, phân cứng thường cọ xát vào búi trĩ gây đau đớn, tổn thương và chảy máu.

Trĩ nội thường khó nhận biết hơn trĩ ngoại. Dấu hiệu của nó bao gồm:
- Chảy máu khi đi đại tiện, đây chính lá hiện tượng đầu tiên dễ nhận thấy nhất, ở giai đoạn đầu máu có thể chỉ rỉ ra một ít, chỉ đủ dính trên giấy vệ sinh, nếu như không tinh ý sẽ không phát hiện ra được.
- Sa búi trĩ, sau khi dấu hiệu chảy máu khi đi đại tiện, khi bệnh tình chuyển biến nặng người bệnh thỉnh thoảng sẽ cảm nhận được có một khối thịt nhỏ lồi ra ở hậu môn, sau đó nó sẽ tự thụt vào trong. Nếu bệnh chuyển nặng hơn, các búi trĩ có thể to ra và không thể tụt vào trong được, cuối cùng sa ra bên ngoài hậu môn.
- Ngoài ra, khi bệnh trĩ nội phát triển ở mức độ cao hơn có thể có các triệu chứng nóng, rát, đau đớn khi đi đại tiện, ngứa hậu môn và các vùng xung quanh. Thường thì các triệu chứng sẽ không rõ rệt và đầy đủ nên người bệnh thường bị bỏ qua đến khi bệnh phát triển nặng gây đau đớn, khó chịu thì người bệnh mới chịu đi bệnh viện để kiểm tra.
Nếu bệnh trĩ nội không được chữa trị kịp thời thì sẽ phát triển thành 4 giai đoạn khác nhau. Mỗi giai đoạn có từng đặc điểm nhận biết riêng như sau:
- Ở cấp độ 1, búi trĩ xuất hiện trong lòng hậu môn, không nhìn thấy được bằng mắt thường, tuy nhiên rất dễ chảy máu. Ở giai đoạn này, hậu môn hầu như không có cảm giác đau rát, tuy vậy vẫn có lúc sẽ gây ra căng tức khó khăn khi đi đại tiện.
- Ở cấp độ 2, búi trĩ sa xuống thấp hơn, có thể tự thò ra bên ngoài khi người bệnh đi đại tiện và sẽ tự thụt vào trong ngay sau đó.
- Ở cấp độ 3, búi trĩ sẽ sà ra bên ngoài hậu môn hay lúc ngồi xổm hoặc cả lúc di chuyển nhiều, lúc này búi trĩ không thể tự thụt vào trong nữa mà cần phải có sự tác động lực bên ngoài, người bệnh phải cho tay đẩy búi trĩ vào trong hậu môn.
- Ở cấp độ 4, búi trĩ sẽ nằm luôn ở bên ngoài hậu môn, hoặc thường xuyên xuất hiện và rất khó để đẩy nó vào bên trong.
#3. Nhận biết triệu chứng bệnh trĩ ngoại
Bệnh trĩ ngoại là hiện tượng sưng phồng xung quanh hậu môn, (trong, ngoài hoặc ngay trên mép hậu môn) việc này là do các tĩnh mạch ở hậu môn vì chèn ép quá mức do viêm nhiễm hay tụ máu. Bệnh trĩ ngoại không ảnh hưởng đến tính mạng, tuy nhiên nó gây khó chịu cho người bệnh và ảnh hưởng không nhỏ đến sinh hoạt hàng ngày.

Bệnh trĩ ngoại thường rất dễ nhận biết vì bệnh thường xảy ra ở bên ngoài hậu môn, tuy nhiên nó lại dễ nhầm lẫn với dấu hiệu của táo bón hay nứt kẽ hậu môn, dẫn đến chủ quan, chỉ đến khi bệnh biến chứng thì mới phát hoảng lên đi bệnh viện kiểm tra. Triệu chứng trĩ ngoại bao gồm:
- Ban đầu, xung quanh hậu môn sẽ sưng đau, ngồi nhiều rất khó chịu. Bên cạnh đó, đôi khi sẽ chảy máu khi đi đại tiện, tuy nhiên lúc này lượng máu là khá ít, không đáng kể.
- Khi bệnh phát triển, các búi trĩ được hình thành, lúc đi đại tiện người bệnh sẽ cảm thấy đau đớn. Các búi trĩ sẽ chảy dịch và thấm ướt hết cả quần lót, nếu việc này kéo dài, cộng với hậu môn không được vệ sinh sạch sẽ sẽ dẫn đến việc hậu môn bị nhiễm khuẩn.
- Ở giai đoạn cuối của bệnh trĩ ngoại, búi trĩ phát triển lớn dần gây tắt mạch dẫn tới việc đau đớn, nếu búi trĩ cọ xát vào quần có thể gây xuất huyết. Trong giai đoạn này, tâm trạng bệnh nhân thường hay bồn chồn lo lắng, máu phun thành tia khi đi đại tiện. Có khi máu chảy không ngừng được dẫn đến việc bệnh nhân bị thiếu máu, phải đưa đi cơ sở y tế ngay lập tức.
#4. Cách nhận biết bệnh trĩ huyết khối
Trĩ huyết khối là việc dùng sức rặn quá mức làm cho tĩnh mạch xung quanh hậu môn bị vỡ, máu chảy vào các mô liên kết tạo thành khối. Trĩ huyết khối có thể nằm ngoài rìa hoặc bên trong hậu môn, hình thành một khối sưng to, vô cùng đau đớn.
Biểu hiện của trĩ ngoại dạng huyết khối là gây đau đớn dữ dội, quanh hậu môn hình thành khối u trơn ban đầu mềm nhưng sẽ cứng dần theo thời gian, khi sờ vào sẽ cảm thấy đau rát. Thỉnh thoảng người bệnh sẽ bị rò rỉ phân, xung quanh vung hậu ngứa rát.
Thường thì trĩ huyết khối sau khi lành sẽ để lại sẹo tạo thành một miếng thịt dư bên ngoài hậu môn, nhỏ hay lớn tùy theo mức độ nặng nhẹ của bệnh. Nhưng dù cho miếng thịt dư nhỏ hay lớn đều ít nhiều gây khó khăn trong việc đại tiện và vệ sinh hâu môn. Do đó khi có dấu hiệu của bệnh thì nên nhanh chóng điều trị để tránh biến chứng sau này.
II. Khi có biểu hiện nào cần gặp bác sĩ
Mặc dù bệnh trĩ là một bệnh khá nhạy cảm và khó nói, tuy nó không làm nguy hiểm đến tính mạng nhưng những biến chứng của nó thì chúng ta cũng không lường trước được. Nếu chảy máu quá nhiều bạn có thể bị ngất đi, hoặc nếu dịch nhầy và phân tiết ra không kiểm soát có thể dẫn đến việc viêm nhiễm hậu môn.

Do đó, người bị bệnh trĩ cần đi thăm khám ngay khi có các biểu hiện như:
- Bị chảy máu nhiều, phun thành tia như cắt tiết gà hay chảy thành dòng tự nhiên khi ngồi xuống đi đại tiện. Trường hợp máu bị rò rỉ âm ỉ kéo dài hơn 2 ngày người cũng bệnh cần đi bệnh viện để đề phòng việc thiếu máu.
- Khi búi trĩ của bạn lồi hẳn ra bên ngoài, gây sưng đau, tạo thành các khối cứng xung quanh hậu môn, hoặc nếu tệ hơn là các búi trĩ bị vỡ, dịch nhầy chảy ra không kiểm soát được, gây đau đớn cũng cần đi khám ngay.
- Trong trường hợp búi trĩ bị vỡ ra, tạo thành mảng da nhỏ lồi ra bên ngoài hậu môn gây ngứa, khó chịu, chảy các dịch nhầy và máu kèm theo, hoặc nếu bạn đã điều trị trĩ dù bằng thuốc Đông y, Tây y hay các biện pháp dân gian sau hơn 7 ngày mà tình trạng không thuyên giảm, thì lập tức ngưng thuốc hiện tại và đến bệnh viện kiểm tra.
III. Cách chẩn đoán và xử lý khi bị bệnh trĩ
Khi nghi ngờ mắc bệnh trĩ, nên nhanh chóng tới thăm khám tại các cơ sở y tế, bệnh viện có chuyên khoa hậu môn trực tràng. Người bệnh sẽ được kiểm tra, chẩn đoán và chỉ định một số biện pháp xử lý, điều trị phù hợp.
#1. Cách chẩn đoán bệnh trĩ
Đầu tiên, bác sỹ có thể sẽ yêu cầu bạn cung cấp lịch sử bệnh án của mình khi bạn mô tả các dấu hiệu mà bạn mắc phải, bác sỹ có thể hỏi một vài câu hỏi liên quan như thói quen ăn uống, công việc và chế độ luyện tập như thế nào.
Bác sỹ sẽ kiểm tra vùng xunh quanh hậu môn để quan sát các dấu hiệu bên ngoài của bệnh trĩ như sưng viêm hậu môn, búi trĩ đã lồi ra ngoài hay chưa, có dịch nhầy hay phân bị rò rỉ không. Nếu như không phát hiện ra dấu hiện bất thường nào bác sỹ có thể sẽ chỉ định người bệnh làm các xét nghiệm để nhận biết chắc chắn bệnh.
Thủ thuật xét nghiệm bệnh trĩ là nội soi, bác sỹ sẽ dùng một một ống soi có gắn đèn và camera để soi hậu môn và trực tràng. Bác sỹ sẽ cẩn thận kiểm tra các vùng ở hậu môn và trực tràng để tìm các dấu hiệu về đường tiêu hóa và bệnh lý về đường ruột. Việc nội soi có thể được thực hiện ở bệnh viện hoặc phòng khám có máy nội soi đều được, đây là một thủ thuật đơn giản, đa số bệnh nhân đều không cần gây tê.
Một số địa chỉ khám chữa bệnh trĩ uy tín hiện nay mà bạn đọc có thể tham khảo.
#2. Cách xử lý bệnh trĩ
Có khá nhiều liệu pháp dùng để chữa bệnh trĩ ở mọi cấp độ, tuy nhiên chủ yếu người bệnh vẫn cần có chế độ ăn uống hợp lý, nhiều chất xơ, uống nhiều nước, thường xuyên vận đông, tập thể dục thể thao như đi bơi, đi bộ và nhất là giữ tinh thần luôn thoải mái.
Một số biện pháp có thể đề phòng cũng như khắc phục bệnh trĩ ở giai đoạn khởi phát như sau:
- Người bệnh cần có khẩu phần ăn nhiều rau xanh, rau diếp cá trái cây và cần uống nhiều nước để phòng việc bị táo bón, tránh dùng sức rặn mạnh khi đi đại tiện.
- Nên giữ cho hậu môn luôn sạch sẽ, rửa hậu môn bằng nước sạch, không dùng giấy vệ sinh chà xát mạnh là bề mặt hậu môn bị tổn thương, không rửa bằng xà phòng vì dễ gây kích ứng làm hậu môn ngứa nhiều hơn.
- Nên xây dựng thói quen đi vệ sinh vào một giờ nhất định trong ngày, nếu đi phân cứng thì không cần cố gắng sức để rặn mà có thể chia làm hai lần đi đại tiện trong ngày.
- Ngoài ra người bệnh có thể dùng thuốc để làm giảm các triệu chứng của bệnh, có các loại thuốc bôi ngoài, thuốc bôi trơn, làm mềm và dịu da và thuốc tê để giảm đau.
Nếu bệnh trĩ nặng độ 3-4, sau khi thăm khám, bác sĩ có thể sẽ chỉ định áp dụng thủ thuật hoặc phẫu thuật để loại bỏ búi trĩ.
Trên đây là một vài chia sẻ về triệu chứng của bệnh trĩ mà chuyên trang muốn gửi đến bạn, mong rằng có thể giúp được bạn sớm phát hiện ra bệnh và có biện pháp điều trị cũng như phòng ngừa bệnh trĩ tốt nhất. Chúc bạn sức khỏe.
BTV Đỗ Linh
Có thể bạn muốn biết: Bài thuốc dân gian chữa dứt điểm bệnh trĩ được nhiều người tin dùng
32 Bình luận
Tôi bị chảy máu mỗi lần đi vệ sinh phỉa làm sao đây?
Diễm có bị táo bón hay ăn hạt ổi nhiều quá không? có tiền sử mắc bệnh đại tràng không? nếu mà chảy máu kéo dài, kèm theo đau nhức vùng hậu môn thì rất có thể là bị trĩ. Diễm nên đến trung tâm y tế gần nhất để được thăm khám, mất máu nhiều rất nguy hiểm cho sức khỏe của bạn đấy.
Tôi đi kiểm tra ở bệnh viện thanh nhàn rồi, và kết luận bị trĩ độ 1 chớm bị, bác sĩ bảo cứ điều chỉnh ăn uống và kê 1 đống thực phẩm chức năng hỗ trợ, nhưng tôi chưa đi mua. Thấy trên báo tạp chí mọi người nói chữa trĩ để tận gốc nên dùng thuốc nam, mà bạn biết trung tâm nào thuốc nam tốt ở hà nội không?
Nếu thì thì Diễm qua trung tâm thừa kế và ứng dụng đông y nhé. Nếu chọn cách chữa thuốc nam thì đúng đắn đó, nói thật trước tôi bị trĩ và cũng chưa ở đây, hiện tại hơn 1 năm rưỡi rồi, k bị tái phát lại, ăn uống đi ngoài vô cùng bình thường, các bũi trĩ cũng co lại. Nhìn chung là rất tốt và hợp với tôi. Diễm thử liên hệ tôi cóp nguyên địa chỉ của bên họ đó:
TRUNG TÂM THỪA KẾ VÀ ỨNG DỤNG ĐÔNG Y VIỆT NAM
– Tại Hà Nội: Tầng 3, số 91 Nguyễn Xiển, P. Hạ Đình, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại: (04) 710 99 818 – 0974 026 239
– Tại HCM: 48B Đặng Dung, P. Tân Định, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (08) 710 99 818 – 0912 507 855
– Tại Quảng Ninh: Số 116 Văn Lang, P. Hồng Gai, Tp Hạ Long, Quảng Ninh.
Điện thoại: (033) 657 0128 – 0972 606 773
Nếu Diễm mà bị táo bón thì chữa bằng thuốc nhuận tràng chỉ táo thang ý tốt lắm, mình cũng đã bị táo bón và được mấy chị em trên eva chia sẻ cho bài báo rồi tìm đến khám và thấy khoẻ re ngay, giờ chia sẻ lại cho diễm http://www.benhduongtieuhoa.com/nhung-cach-tri-benh-tao-bon-nhanh-nhat.html
Sau 2 tuần e mới đi đại tiện thấy đau ở hậu môn.co dính máu tươi ở giấy vs. Có cảm giác vướng vướng nữa. Khi tắm e sờ thấy như có cục thịt nhỏ nhỏ ở hậu môn. Cho e hỏi có fai bị trĩ k
Tôi hay bị táo bón, những lần trước khi đi đại tiện thì có vật j đó sa xuống nhưng sau đó co lại nhưng lần đại tiện gần đây nhất vật thể đó đã to lên và lộ ra ngoài nhưng tôi chưa bao h ra máu vậy tôi phải làm sao đây
triệu chứng đó của bác là triệu chứng của bệnh trĩ đó, búi trĩ xuất hiện và có dấu hiệu sa ra ngoài, có nh trường hợp chảy máu do cọ xát hoặc da nhạy cảm, những cũng có trường hợp k chảy máu ở thời kỳ đầu, bác nên để ý lại chế độ ăn uống điều chỉnh cho phù hợp đi, em cũng mới chị bị đau rát hậu môn thôi mà sợ trĩ phải đi khám đây nè, nhưng giờ dùng thuốc cũng ổn rồi , chỉ sợ trĩ thif chết
Toi cung bi di dai tien ra mau ban dau thi rat it nhung cang ngay cang nhieu va cam thay dau rat thi phai benh tri khong ?vi khi di da tien thi khong ra mau thuong xuyen
dấu hiệu của bạn có giống thế này không? http://www.trangtinyduoc.com/tri-ngoai-va-cac-phuong-phap-dieu-tri-benh-hieu-qua.html#.Vkrxz3YrLIU k khéo bị trĩ ngoại đó, đối chiếu xem mình đang ở thời kỳ mấy rồi?
Sau lần đí đại tiện mình thấySau lần đí đại tiện mình thấy có vật lạ kế bên hậu môn như la thịt dư vậy á..đụng vao thì hơi đau va rát..nhét nó vào trong thi không được..không biết minh co bị bệnh trỉ không nua
Mấy hum nay phía dưới hậu môn e thấy có cục thịt lòi ra và thi thoảng thấy ngứa. Liệu có phải e bị trĩ ko ạ? Nhưng e ko muốn phải đi khám đâu ạ 🙁
Cho e hỏi..E phát hiện thấy ở hậu môn có lòi ra cái j nhỏ như con giun ấy, liệu có phải e cũng bị trĩ ko ak? Và BS cho e biết như vậy e bị trĩ j và cách điều trị với ak
E bị đau xung quanh hậu môn, đi đại tiện khó khăn, sờ thì thấy đau ngoài ra ko sờ thấy gì khác. Ngồi nhiều thấy đau nhưng đứng thì ko sao. Xung quanh hậy môn da có màu đỏ, ngứa, khó chịu. Cho e hỏi e có đang mắc bệnh trĩ ko ạ? Hay mắc bệnh nào khác?
Em bị đau nhức ở vùng hậu môn hai ngày nay rồi đi vệ khó đứng ngồi cũng vậy cho em hỏi đó có phải biểu hiện của bệnh trĩ không ạ
Thời gian đầu em đi vệ sjnh có dính chút máu trog giấy vệ sinh giờ ko còn bị dính máu nhưng mỗi lần đi ngoài lại rất đau. Hậu môn thì có thấy nó lòi ra
xog sau đó tự co vào . Có phải em bị trĩkhong ạ
Cho e hoi . E di dai tien may ngay day thay co mau. Vung hau mon bi dau sung len . Bay gjo thj co cam gjac ngua . Kho chju lam ak .? Cho e hoj co phaj e bi tri k ak
Mấy hôm nay e thấy ở dưới hậu môn e có cục thịt lòi ra và đặc biệt là rất ngứa,vậy e có phải bị bệnh trĩ k ah,bac sĩ tư vấn giup e ah
E bị trĩ cấp 4 uong thuoc có hết ko ạ.?
mình thấy nhiều mẹ trên diễn đàn làm cha mẹ giới thiệu về dùng bài thuốc thập bát thăng trĩ thang lắm nên cũng thử đi khám và mua về dùng thử, nhưng mình bị nhẹ hơn bạn, nếu mình dùng thấy ok mình phản hồi cho bạn, k thì cứ ib mình qua số đth nè 0933061991, chứ mình bị bệnh thì nên vái tứ phương tìm nơi nào tốt mà chữa chứ đừng chủ quan nhé, với trường hợp của bạn nghe chừng tương đối nặng đó
http://www.thuocchuatribenhtri.net/2015/09/bai-thuoc-ong-y-ac-tri-benh-tri-thap.html đây phải k bạn ơi? mình tìm trên mạng theo tên bạn bảo đó, bạn dùng thuốc được bao lâu rồi, tín hiệu thế nào? khi nãy mình gọi điện cho bạn máy bận hoài à
đúng rồi nhé, mình mới dùng được gần 1 tháng, chưa thấy rõ ràng lắm nhưng có vẻ thấy khả quan, mìh bán hàng online nên đth hay bận, bạn cứ nt cho mình là được mà
cho e hỏi tg gần đây e đi vs thấy rất khó chịu và giấy vs có dính máu sau khi đi thì thấy rất đau và tắm thì e sờ thấy như có cụ thịt lòi ra z,có pải e bị trĩ k ạ
Cho em hỏi một tuần nay mỗi lần em đi đại tiện rất đâu, đi xong rồi vẫn còn cảm thấy đâu Phải 10phút sau Mới hết. Em ấn quanh hậu môn cũng đâu. Ngoài ra ko có dấu hiệu gì. Ko ngứa, ko chảy máu, ko có gì lòi ra . như thế có phải dấu hiệu của bệnh trĩ ko ạ
E hành kinh hết cách đây 3 ngày.
Bắt đầu thấy đau hậu môn vài ngày gần đây. Hôm nay e đi đại tiện.dùng giấy vs e có phát hiện ra máu.e có cảm giác buồn đi đại tiện liên tục.nhưng hơi khó đi.đau hậu môn.
Triệu trứng nv liệu có phải e bị trĩ k ạ ?
Cho mình hỏi chút ,mình thấy hơn đau ở hậu môn có hột sưng nhỏ ,khi đi tiểu xong thấy đau vậy có phải mình bị bệnh trĩ không và cách chữa trị ra sao.
tôi bị trĩ hỗn hợp, sau mỗi lần đi đại tiện tôi đều phải dùng tay để đẩy vào. Đi kèm với đó là táo bón, tôi đã dung rất nhiều thuốc nhưng không có đỡ, tôi được khuyên nên đi cắt trĩ. Nhưng nghe chừng là thấy nh trường hợp cắt trĩ xong lại bị lại do bệnh trĩ là bệnh từ bên trong cơ thể, do cách ăn uống sinh hoạt và các chức năng của cơ quan nội tạng. Nên chả biết ra sao, mà phương pháp nào có thể chữa được tận gốc , chứ giờ khổ tâm quá
Bây giờ rất nhiều bệnh chữa khỏi bằng đông y đó bạn, mình hay theo đọc các bài báo về đông y thấy bạn nên chữa bằng phương pháp đông y xem, có người bị trĩ hỗn hợp như bạn mà độ 2 vẫn có thể khỏi cơ mà bạn xem them nè http://www.tapchiyhoccotruyen.com/bi-tri-hon-hop-do-2-chua-bang-dong-y-co-khoi-khong.html Giờ thu xếp thử qua bên đông y nào tốt thăm khám xem sao rồi hãy quyết định cắt trĩ hay làm gì
Dạo gấn đây e hơi khó chịu ở vùng hậu môn…..nhưng không đau rát, chảy máu hay ngứa ngáy. Vậy có phải là dấu hiệu của trĩ. Xin cho e biết kết quả….
em thường thấy đau khi đi đại tiện nhưng chỉ sau khi đi thôi……….có lúc đi xong em có thấy máu nhưng không thường xuyên…vậy có coi là mắc bệnh ko?
Ở gần hậu môn em mọc ra cục cứng cứng to như hạt đỗ tương k bíêt có phải trĩ k ạ
Em bị ngứa hậu môn mấy hôm nay, nay đi tắm sờ thấy có cục thịt lòi ra. Cho e hỏi em bị sao và cách chữa ạ. Cảm ơn