Không ngờ “hiện tượng đi ngoài ra máu” nguy hiểm đến vậy
Thứ Tư, 19-09-2018
Đi ngoài ra máu không phải là hiện tượng hiểm gặp bởi bất cứ ai cũng bị một vài lần trong đời. Không chỉ đơn thuần do chứng táo bón gây ra, chứng đi cầu ra máu còn là dấu hiệu cảnh báo nhiều bệnh lý ở đường tiêu hóa có thể gây nguy hiểm trực tiếp đến tính mạng.
Nhận biết hiện tượng đi ngoài ra máu
Đi cầu ra máu là hiện tượng bất cứ ai cũng phải hốt hoảng khi gặp phải. Có những trường hợp số lượng máu rất ít chỉ đủ thấm vào giấy vệ sinh nhưng cũng có người bị chảy máu nhiều, máu chảy thành giọt, thành tia. Trong một số trường hợp, chứng đi ngoài ra máu chỉ xuất hiện một vài lần rồi biến mất nhưng cũng có những người hiện tượng này diễn ra liên tục trong một thời gian dài khiến bệnh nhân lo lắng không biết mình có bị bệnh gì hay không.
Máu có thể làm cho phân của bạn có màu đen sậm, màu đỏ tươi, hoặc màu đỏ thẫm tùy thuộc vào nơi xuất huyết. Trong một số trường hợp máu trộn lẫn với chất thải khiến phân trở nên có màu đen. Hiện tượng đại tiện ra máu đôi khi nó còn kèm theo một số triệu chứng bất thường khác như:
- Đau bụng
- Mệt mỏi
- Khó thở
- Buồn nôn và nôn mửa
- Tim đập nhanh
- Tiêu chảy ra máu
- Sút cân
Điều này có thể khiến bạn bắt đầu lo sợ điều tồi tệ nhất. Tuy nhiên, trước khi đưa ra bất kì kết luận chính thức nào,chúng ta hãy xem qua một số lý do có thể khiến bạn bị bệnh đi ngoài ra máu, nguyên nhân là gì và bạn có thể làm gì để khắc phục chúng.
7 nguyên nhân đi ngoài ra máu nguy hiểm không ngờ
Theo bác sĩ CKII Lê Thị Phương (Giám đốc phụ trách chuyên môn tại Trung tâm Thừa kế và Ứng dụng Đông y Việt Nam), nguồn gốc của máu trong phân có thể đến từ bất cứ nơi nào trong hệ thống tiêu hóa của bạn, từ miệng xuống tới hậu môn. Một cách để biết nơi chảy máu bên trong bắt nguồn từ đâu đơn giản nhất chính là chú ý đến màu sắc của phân. Điều này sẽ giúp bạn biết được mình đang bị một tình trạng sức khỏe nghiêm trọng hay chỉ là một số vấn đề nhỏ không mấy nguy hiểm.
Nếu bạn bị đi ngoài ra máu có màu đen thì hiện tượng chảy máu xảy ra ở phần trên của vùng tiêu hóa như thực quản hoặc dạ dày. Ngược lại nếu hiện tượng đi ngoài ra máu tươi xảy ra thì có nghĩa là chảy máu đến từ ruột non, ruột già, trực tràng hoặc hậu môn. Mặc dù, trong một số trường hợp, nó cũng có thể là do chảy máu nặng ở đường tiêu hóa trên.
Có thể thấy hiện tượng đại tiện ra máu được xem là dấu hiệu cảnh báo nhiều vấn đề về sức khỏe đường tiêu hóa mà bạn không nên xem nhẹ. Vậy đi ngoài ra máu là bệnh gì? Dưới đây là những nguyên nhân đi ngoài ra máu tươi hay máu đen phổ biến nhất.
1. Đi cầu ra máu do táo bón:
Phần lớn trẻ em bị đi ngoài có máu trong phân đều là do táo bón. Chúng ta đều biết trẻ em thường không thích ăn rau và hệ tiêu hóa còn chưa phát triển toàn diện nên rất dễ bị táo bón kéo dài. Trong khi đó, người lớn cũng có thể bị táo bón do nhiều nguyên nhân như ăn nhiều thịt nhưng ít ăn rau, uống ít nước, ăn nhiều đồ cay nóng…
Khi bị táo bón khối phân to và cứng có thể khiến niêm mạc hậu môn bị rách khi chúng ta đi cầu. Từ đó dẫn đến chảy máu tươi dính bên ngoài phân hoặc xuất hiện ở cuối phân. Máu chảy ra nhiều hay ít còn tùy thuộc vào mức độ tổn thương của ống hậu môn.
Tình trạng táo bón kéo dài khiến chúng ta thường xuyên phải rặn mạnh mỗi khi đi ngoài. Điều này tạo ra áp lực khiến các tĩnh mạch hậu môn bị suy giãn và dẫn tới bệnh trĩ. Một số trường hợp còn bị nứt kẽ hậu môn do ảnh hưởng của táo bón.
Trong chuyên mục từng có bài viết hướng dẫn chi tiết cách xử lý khi bị táo bón đi ngoài ra máu. Bạn nên tham khảo thêm nếu đã xác định được chính xác mình bị bệnh vì nguyên nhân này.
2. Nứt kẽ hậu môn cũng là nguyên nhân đi ngoài ra máu tươi
Trong một số trường hợp bệnh nhân bị chảy máu khi đi cầu do nứt kẽ hậu môn. Bệnh xảy ra khi có sự xuất hiện của một vết rách chạy dọc niêm mạc hậu môn. Nếu vết rách ăn sâu vào trong sẽ gây chảy máu tươi.
Từ vết nứt, các tác nhân gây bệnh như vi trùng, vi khuẩn có thể xâm nhập vào trong tạo ra ổ áp xe hoặc đường dò thông với ống hậu môn. Nghiêm trọng hơn người bệnh còn có nguy cơ bị nhiễm trùng máu nếu không điều trị nứt kẽ hậu môn sớm và đúng cách.
3. Viêm dạ dày gây đi cầu ra máu
Một người được chuẩn đoán mắc bệnh viêm dạ dày có nghĩa là niêm mạc dạ dày của họ bị viêm hoặc bị kích thích kéo dài. Máu trong phân chính là một biểu hiện nặng của căn bệnh này. Ngoài ra người bị viêm dạ dày còn có một số triệu chứng khác như ợ hơi, buồn nôn và nôn, đầy bụng và đau bụng trên.
Bệnh viêm dạ dày kéo dài sẽ gây loét dạ dày, xuất huyết dạ dày, thủng dạ dày. Đây cũng chính là mầm mống ban đầu tạo điều kiện thuận lợi cho bệnh ung thư dạ dày phát triển.
4. Đại tiện ra máu do loét dạ dày tá tràng
Hiện tượng này còn được gọi là chảy máu dạ dày tá tràng. Lúc này, lớp niêm mạc của hai bộ phận trên đã bị viêm nhiễm nặng và tạo thành các ổ loét ăn sâu vào trong thành dạ dày và tá tràng mới dẫn tới xuất huyết. Máu có thể đông lại thành cục màu đen thẫm hoặc trộn lẫn vào trong thức ăn và đi xuống đại tràng khiến phân có màu đen.
Bệnh viêm loét dạ dày tá tràng gây đi ngoài ra máu có nguy hiểm không? Câu trả lời là rất nguy hiểm. Nếu bị loét dạ dày tá tràng nặng, bệnh nhân dễ bị xuất huyết ồ ạt gây thiếu máu cấp làm ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng. Bệnh cũng có thể tiến triển thành mãn tính làm tăng nguy cơ mắc ung thư dạ dày tá tràng.
5. Bệnh trĩ đi ngoài ra máu tươi
Bệnh trĩ ngay từ giai đoạn đầu đã khiến bệnh nhân bị đi ngoài ra máu tươi. Khi bệnh tiến triển nặng hơn thì gây ra các triệu chứng khác như đau tức hậu môn, sa búi trĩ và tiết dịch gây ẩm ướt, ngứa ngáy hậu môn.
Mặc dù không trực tiếp gây nguy hiểm đến tính mạng song nếu không có biện pháp ngăn chặn căn bệnh này kịp thời thì bạn có nguy cơ phải đối mặt với nhiều biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe như: Thiếu máu do bị đi cầu ra máu nhiều, thuyên tắc trĩ, nhiễm khuẩn hậu môn, viêm nhiễm phụ khoa hay hoại tử búi trĩ…
6. Máu trong phân do bệnh Crohn
Bệnh Crohn cũng nằm trong danh sách các nguyên nhân đi ngoài ra máu nhiều người gặp phải. Đặc trưng của căn bệnh mãn tính này là nó gây tổn thương cho bất cứ vùng nào trong đường ruột . Bệnh thường xuyên tái phát gây ra những triệu chứng khó chịu như đau bụng, tiêu chảy, có máu trong phân, biếng ăn và sụt giảm cân nặng.
Bệnh chưa có phương pháp điều trị triệt để nên người bệnh phải sống chung với nó suốt đời. Bệnh crohn khi trở nặng có thể gây biến chứng viêm khớp, viêm mắt, rối loạn da, nghiêm trọng nhất là ung thư đường ruột.
7. Viêm loét đại tràng
Một bệnh viêm ruột khác, viêm loét đại tràng cũng được đặc trưng bởi tình trạng đi cầu ra máu. Người bệnh có thể đi ngoài ra máu tươi hoặc máu đỏ thẫm, phân lẫn chất nhầy. Đi kèm với đó là các triệu chứng khác như đau bụng dưới, tiêu chảy, táo bón, chướng bụng, đầy hơi.
Bên cạnh những nguyên nhân phổ biến trên thì bệnh đi ngoài ra máu còn được xem là triệu chứng của polyp đại trực tràng, nhiễm trùng đường ruột hoặc ung thư ruột kết…Chúng ta không nên xem nhẹ bất cứ căn bệnh nào vì chúng đều có thể tiến triển nặng hơn và gây nguy hiểm cho sức khỏe.
Bạn có thể tham khảo thêm: Đi ngoài ra máu tươi nhưng không đau là dấu hiệu của bệnh gì?
Cần làm gì khi bị đi ngoài ra máu?
Bước đầu tiên bạn nên làm khi phát hiện hiện tượng đi ngoài ra máu đó chính là tiếp tục theo dõi xem tình trạng này có xảy ra nữa không và có bất thường gì khác về sức khỏe hay không. Nếu tình trạng đại tiện ra máu diễn ra thường xuyên, lượng máu mất nhiều, nhịp tim nhanh, cơ thể mệt mỏi suy kiệt hoặc bạn bị đau bụng bất thường thì cần nhanh chóng đi khám. Căn cứ vào nguyên nhân và mức độ bệnh qua kết quả thăm khám, chuẩn đoán, bác sĩ sẽ lên phác đồ điều trị thích hợp cho bạn.
Ngoài ra, chúng ta có thể khắc phục, hỗ trợ điều trị bệnh đi ngoài ra máu bằng những biện pháp đơn giản sau:
- Ăn làm nhiều bữa nhỏ trong ngày: Việc ăn ít thức ăn hơn trong khoảng thời gian đều đặn 2-3 tiếng/ lần sẽ giúp đường ruột được nghỉ ngơi và nhanh chóng chữa lành các tổn thương.
- Thực hiện một chế độ ăn uống đặc biệt: Tránh các loại thực phẩm có thể làm hiện tượng đi ngoài ra máu thêm tồi tệ, như thức ăn cay, caffeine, rượu, đường tinh luyện và các chất gây dị ứng thực phẩm. Thay vào đó, hãy tập trung vào việc ăn các loại thực phẩm giàu chất xơ – rau lá xanh như xà lách, rau bina, bắp cải và bông cải xanh. Các loại thực phẩm lên men như sữa chua, dưa cải muối và kim chi cũng giúp cung cấp nhiều lợi khuẩn cho đường ruột hoạt động khỏe mạnh hơn.
- Nghỉ ngơi nhiều hơn: Giảm bớt khối lượng công việc của bạn và dành thời gian thư giãn, nghỉ ngơi để lấy lại sức. Qua đó giúp các tổn thương trong đường ruột được sửa chữa, không còn gây đại tiện ra máu nữa.
- Tránh stress: Không để đầu óc trong trạng thái căng thẳng quá mức sẽ khiến tình trạng bệnh thêm tồi tệ.
- Không rặn mạnh khi đi đại tiện: Hành động này sẽ giúp hạn chế được hiện tượng đi ngoài ra máu tươi do bệnh nứt kẽ hậu môn, bệnh trĩ hoặc táo bón.
- Giữ vệ sinh hậu môn sạch sẽ: Hậu môn luôn được giữ sạch sẽ, khô ráo sẽ giúp ngăn chặn không cho tình trạng nhiễm trùng phát triển trong đường ruột. Từ đó cải thiện dần bệnh đi ngoài ra máu.
- Tập thể dục: Các động tác thể dục nhẹ nhàng sẽ giúp kích thích nhu động ruột, chống táo bón và hạn chế được tình trạng mất máu khi đi cầu.
- Kết hợp các bài thuốc dân gian: Một số cách chữa đi cầu ra máu tại nhà sử dụng rau diếp cá, ngải cứu hay rau sam… có tác dụng cầm máu hiệu quả nên được nhiều người sử dụng.
Cách phòng ngừa đi cầu ra máu
Hiện tượng đại tiện ra máu có thể xuất hiện một cách đột ngột ở mọi đối tượng. Chính vì vậy bất cứ ai trong chúng ta cũng nên tích cực phòng ngừa để không phải đối mặt với hiện tượng nguy hiểm này.
Dưới đây là một số mẹo hữu ích bạn nên áp dụng:
- Có chế độ ăn uống cân bằng, bổ sung thêm chất xơ từ hoa quả, rau củ. Tránh ăn quá nhiều chất béo và thịt làm gia tăng gánh nặng cho đường tiêu hóa.
- Uống nhiều nước hơn , tốt nhất từ 2-2,5 lít một ngày.
- Điều trị triệt để các bệnh lý liên quan được cho là nguyên nhân đi ngoài ra máu nếu mắc phải
- Thận trọng khi sử dụng thuốc tây, đặc biệt là thuốc giảm đau, kháng sinh, kháng viêm vì chúng có thể làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến đường ruột.
- Tạo thói quen vệ sinh lành mạnh: Không ngồi trên bồn cầu quá lâu, tránh nhịn đi đại tiện, cố gắng đi cầu mỗi ngày một lần để táo bón và trĩ không có cơ hội phát triển.
- Tăng cường vận động thể chất, tránh ngồi hoặc đứng lâu một chỗ
Như bạn cũng thấy bệnh đi ngoài ra máu khá nguy hiểm nhưng chúng ta hoàn toàn có thể phòng ngừa được nếu tích cực chủ động thực hiện các biện pháp nói trên. Nếu đang gặp phải hiện tượng này chúng tôi cũng khuyên bạn nên tới bệnh viện khám để tránh “đêm dài lắm mộng”.
THẮC MẮC ĐƯỢC NHIỀU NGƯỜI QUAN TÂM
27 Bình luận
di cau ra mau lan chat nhay, mau tuoi tia , nguyen nhan va cach chua tri
Tôi có tiền sử bị viêm đại tràng, giờ đi vệ sinh bị chảy máu không biết có phải là của bệnh viêm đại tràng hay là bệnh trĩ, bởi tôi lái xe đường dài, hầu như ngồi trên vô lăng cả ngày. Rất mong bác sĩ tư vấn cho tôi biết làm sao chuẩn đoán chính xác bệnh được với ạ.
Cùng nghề nè bác Phương ơi, theo e thì bác nên tranh thủ đi khám xem thế nào, cánh lái xe tụi mình dễ mắc bệnh trĩ lắm, mà làm bận quá, nhiều khi đau mà cũng không có thời gian rảnh đi khám nữa, miếng cơm manh áo mà. Nhưng thôi, ráng nghĩ vài bữa đi khám cho an tâm, sức khỏe là trên hết. Mà bác còn có tiền sử viêm đại tràng nữa kìa, cẩn thận không nó loét rồi là khổ lắm đấy. Đi khám đi nha bác, chúc bác mạnh khỏe.
Bài thuốc thập bát thăng trĩ thang mà bác sĩ khuyên dùng thấy trên tạp chí chữa bệnh trĩ cũng có đánh giá về bài thuốc, mấy bác tài thử xem mà điều trị cho bệnh dứt điểm đi, đừng để lai rai lại thành mãn tính thì khổ
http://www.chuatribenhtri.info/danh-gia-hieu-qua-cua-bai-thuoc-thap-bat-thang-tri-thang-dac-tri-benh-tri.html
Em đã từng đi đại tiện ra múa tươi, đi khám bác sĩ nói là do rách hậu môn, khi đó e chỉ vệ sinh đúng cách và nó tự hết, bây giờ e bị lại nhưng mỗi lần đi thì không đau rát như lúc trước, máu ra đỏ thẩm và không có cảm giác gì hết, cho em joir như thế có phải bị trĩ k ah
Tôi mấy hôm nay đi vệ sinh có hiện tượng ra máu. Nhỏ giọt. Tôi đang rất lo lắng ko biết là bệnh gì. Và nên đi khám ở đau mong mọi ng giúp đỡ với ạ
Bạn ơi, nếu đi ngoài ra máu tươi thì bạn bị trĩ rồi, thử soi xem có xuất hiện búi trĩ chưa? bởi đi ngoài ra máu tươi nhỏ giọt thường là bị trĩ cũng nặng rồi đó, nếu k thấy xuất hiện búi trĩ thì khả năng bạn bị trĩ nội còn có xuất hiện thì có thể xảy ra cả 2 trường hợp, trước tôi cũng bị trĩ, nhưng k phải bị đến trường hợp nặng như bạn. Sau tôi cũng chữa hơn 2 tháng thì khỏi bạn nên khám sớm đi
Tôi cũng nghĩ thế, trước tôi bị táo bón lâu ngày tôi cứ chủ quan giờ k khéo thành trĩ rồi, mà tìm hiểu trên mạng thấy ai cũng bảo trĩ chữa tây y thì chỉ cắt và giảm đau thôi chứ k chữa hẳn được bệnh, mà tôi lo quá, sợ nhất trĩ là kiểu tái phát đi tái phát lại
đúng đó tôi trước cũng phẫu thuật cắt trĩ bằng phương pháp longo, sau đó thì ông ảnh rể mách cho sau khi chữa xong nên uống thêm thuốc đông y vào để chữa tận gốc bệnh, đúng là sau đó tôi cũng chăm chỉ uống thuốc đông y , thì đến giờ cũng k thấy bị lại, không biết là do thuốc đông y hay do cơ địa tôi k bị lại nữa
Toi moi bi di ngoai ra mau bon nam ngay hom lay thi phai lam sao
trời ơi, nếu bị mấy ngày thế bác nên đi khám ngay đi chứ, chứ hỏi ở đây ai biết đâu mà trả lời, mọi người chỉ chia sẻ kinh nghiệm được thôi, bác nên khám sớm đi k nguy hiểm nha
Toi di ngoai ra mau la benh gi
Bạn nói thế này thì có đến hàng nghìn bệnh với triệu chứng này nhé, hỏi chả hiểu hỏi ai lại còn cốc lốc hzz,
toi dung dien thoai nen khong de y, toi tuong o day hoi la co bac si tra loi chu,
Bác ơi, trường hợp đi ngoài ra máu thì thường do nhiều bệnh bác ạ, nhưng thường thì khả năng cao bị trĩ, bác nên thử khám ở nơi có uy tín xem sao, chứ đừng để lâi bệnh đó nhé, suy kiệt cơ thể đó. Còn trên đây mọi người đều có thể bình luận để chia sẻ, có thể có lúc có bác sĩ hoặc người có chuyện môn bình luận trả lời hoặc không nên bác cứ thoải mái mà hỏi, tư do ngôn luận mà
Có bài thuốc này chữa bệnh trĩ bằng đông y thấy rất hiệu quả, bạn thử tìm hiểu xem, chứ thường thì đi ngoài ra máu là hiện tượng bị trĩ đó, nên điều trị sớm đi
http://www.lamdepkhoe.com/2015/09/chua-khoi-benh-tri-nho-thap-bat-thang.html
Em bi dạ dầy.cách đây 3 năm nhưng thỉnh thoảng bị hơi đau và khoảng 6 tháng đổ lại bây giờ e thường xuyên đi ngoài ra máu kèm theo đó là dịch nhầy.em mong anh chị giúp em với
hai ngay nay em đi đại tiện ra máu tươi , hơi nhiều và rát hậu môn là bị bệnh gì ạ?
Bạn nào đi ngoài bị ra máu và bón lần đầu hãy ib cho mình ? Do mình cũng từng bị và điều trị bằng thuốc tây khoảng 3-4 ngày là khỏi hẳn nhé ! ❤️
Toi bi dai tien ra máu tuoi.nhung lai k bi dau bung ma chi hơi nhức o hau môn thui co phai toi bi polio dai trang hoac truc trang k ak.?
polyp trực tràng là do vi khuẩn ký sinh trung gây nên, bệnh này cũng khoai phết đó bạn ơi, trước mình hổi bị trĩ cũng chỉ sợ bị polyp lo mất ăn mất ngủ mấy đêm liền, sau đi khám bác sĩ nói trĩ giai đoạn đầu chữa khỏi dược mà phấn chấn lên bao nhiêu.
Bữa nào em đi nhậu là đi ngoài ra máu lẫn trong phân có thể tư vấn giùm em
Đồng chí có hay bị như thế không? hay chỉ hi đi nhậu về mới bị ? kiểu đó thì bớt ăn nhậu thôi, giảm thiểu rượu bia, ăn nhiều trái cây tự nhiên khỏi nhé
Có ai đã khám chữa bệnh trĩ ở trung tâm thừa kế này chưa? tôi đang định cho bố chồng đi chữa trĩ mà đang tìm hiểu chưa biết chỗ nào tốt. thấy nhiều người bảo trung tâm thừa kế này chữa tốt, cơ mà chữa bằng đông y nên tôi hơi lo sợ đông y chữa được cơ mà lâu thì cũng dở
Thấy nhiều tạp chí về đông y cũng nói tốt về trung tâm này, mà trung tâm này có bác sĩ Phương này thì giỏi này, nhiều năm kinh nghiệm, tôi thì chưa chữa trĩ bao giờ, nhưng tôi trước đã chữa táo bón ở đây và thấy rất tốt chỉ tầm 2 tuần là chuyển biến rõ ràng luôn. Còn về đông y mà bạn nghĩ k hiệu quả hoặc lâu hiệu quả thì nhầm rồi, đông y đúng bác sĩ giỏi chữa hiệu quả hơn tây y nhiều mà lại không có tác dụng phụ như tây y
Hiện tại cháu đang là sinh viên. Dạo này cháu đi vệ sinh bị ra máu. Ngày trước ra ít máu màuđỏ thẫm dính lẫn phân và giấy. Nghĩ là do nóng trong người nên cháu tích cực ăn rau và đồ mát thì tình trạng k còn nữa. Sau đó 1 thời gian lại bị ra máu tiếp nhưng có vẻ nhiều hơn lần trước. Cải thiện 1 thời gian k thấy bị nữa. Vậy mà hôm qua đi vệ sinh cháu lại thấy có ra máu. Lượng máu lần này ra nhiều dính trên giấy và nhìn trông toilet thấy nước màu đỏ. Vậy phỏng đoán cháu bị bệnh gì k ạ
Cho e hoi chut e cat tri duoc 3 Tuan roi sao bay h van con hien tuong di dai tien ra mau