Trẻ sơ sinh bị táo bón: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách trị
Thứ Ba, 06-11-2018
Hầu hết trẻ sơ sinh bị táo bón thường là do trẻ bú sữa ngoài không hợp hoặc do chế độ ăn dặm của bé không đúng cách, thiếu chất xơ. Để khắc phục bệnh cho con, cha mẹ hãy nhanh chóng áp dụng 10 mẹo trị táo bón cho trẻ sơ sinh an toàn, hiệu quả được chia sẻ dưới đây.
Trẻ sơ sinh bị táo bón nguyên nhân do đâu?
Hiện tượng táo bón ở trẻ sơ sinh dưới 12 tháng tuổi diễn ra khá phổ biến nhưng rất nhiều bậc cha mẹ không biết nguyên nhân do đâu để khắc phục bệnh cho con mình. Trẻ sơ sinh bị táo bón có thể bắt nguồn từ những lý do sau:
- Trẻ bú sữa mẹ quá ít:
Hầu hết trẻ sơ sinh trong 6 tháng đầu đời đều được nuôi bằng sữa mẹ hoàn toàn. Ngoài việc cung cấp đầy đủ dưỡng chất và kháng thể tự nhiên cho bé thì sữa mẹ còn bổ sung Hóc môn hormone Motilin giúp thúc đẩy nhu động ruột để đẩy phân ra ngoài. Chính vì vậy, nếu trẻ được bú quá ít hoặc mẹ cho con bú ít cữ thì sẽ ảnh hưởng đến nhu động ruột và khiến bé dễ bị táo bón.
Ngoài ra việc cho trẻ bú ít cũng khiến bé bị thiếu nước và gặp khó khăn trong chuyện đi cầu.
Đây là một trong những nguyên nhân gây táo bón ở trẻ sơ sinh nhiều bé gặp phải. Không giống như sữa mẹ, sữa công thức thường gây nóng trong và lâu tiêu hơn. Đặc biệt nếu mẹ pha sữa công thức quá đặc so với hướng dẫn thì bé rất dễ bị rối loạn tiêu hóa và gây táo bón hoặc tiêu chảy.
- Thiếu nước gây táo bón trẻ sơ sinh:
Thông thường, trẻ từ 6-12 tháng tuổi trở đi cần được uống thêm khoảng 120ml nước ép hoa quả và uống thêm tối đa là 240ml nước. Ở giai đoạn này thì bé đang tập bò, tập đi nên việc cho bé uống thêm nước là điều cần thiết. Nếu chỉ bú sữa mẹ thôi thì cơ thể trẻ sẽ không đủ nước để hoạt động rất dễ bị táo bón.
- Tác dụng phụ của thuốc kháng sinh
Trẻ sơ sinh được dùng thuốc kháng sinh khi còn quá nhỏ sẽ bị loạn khuẩn đường ruột. Từ đó dẫn đến hiện tượng táo bón.
- Trẻ sơ sinh bị táo bón do ảnh hưởng của bệnh lý
Hiện tượng táo bón ở trẻ sơ sinh có thể xảy ra nếu bé mắc các căn bệnh như bệnh Hirschsprung , xơ nang, và suy giáp…
- Do ăn dặm không đúng cách:
Trẻ được ăn dặm quá sớm ( dưới 6 tháng tuổi) hoặc thức ăn dặm của bé quá đặc, thiếu chất xơ rất dễ bị táo bón.
- Táo bón ở trẻ sơ sinh do chế độ ăn của mẹ
Mẹ đang cho con bú nhưng ăn nhiều đồ cay nóng, chế độ ăn nhiều chất béo nhưng ít rau xanh cũng là lý do phổ biến khiến trẻ bị táo bón.
Dấu hiệu nhận biết hiện tượng táo bón ở trẻ sơ sinh
Hầu hết trẻ em bị táo bón đều có sức khỏe bình thường. Tuy nhiên bé có thể gặp một số triệu chứng bất thường khi đi cầu như:
- Bé rặn đỏ mặt nhưng cũng không đi được
- Số lần đi tiêu ít kèm theo tình trạng trẻ hay quấy khóc, đêm ngủ trằn trọc không ngon giấc
- Bé rên rỉ, khóc khi đi ngoài
- Phân của trẻ khô cứng, phân khuôn to hoặc đóng thành cục nhỏ như phân dê
- Mỗi lần bé đi cầu kéo dài hơn 10 phút
- Đi ngoài có lẫn máu
Hiện tượng táo bón ở trẻ sơ sinh nếu kéo dài sẽ gây ra nhiều biểu hiện nghiêm trọng hơn như nôn mửa, sụt cân, sốt, đau bụng, chán ăn… Vì vậy cha mẹ nên tìm cách khắc phục táo bón cho con từ sớm để bảo vệ sức khỏe cho con yêu có điều kiện phát triển tốt nhất. Vấn đề quan trọng là phải làm gì khi trẻ sơ sinh bị táo bón thì không phải bậc phụ huynh nào cũng biết được.
Bấm xem chi tiết: Các dấu hiệu táo bón ở trẻ sơ sinh cha mẹ nên thận trọng
Trẻ sơ sinh bị táo bón phải làm sao?
Khi trẻ sơ sinh bị táo bón, việc trước tiên cha mẹ nên làm là tìm hiểu kĩ nguyên nhân vì sao con mình bị táo bón. Căn cứ vào đó đề ra các chiến lược giải cứu bé khỏi căn bệnh phiền phức này.
Các bậc phục huynh có thể tham khảo và áp dụng những mẹo trị táo bón cho trẻ sơ sinh được chia sẻ dưới đây:
1. Tăng lượng sữa và cữ bú giúp trị táo bón ở trẻ sơ sinh
Đối với những trẻ sơ sinh còn đang bú mẹ thì chị em nên tăng lượng cữ bú cũng như kéo dài thời gian bé bú thêm một chút. Điều này nhằm đảm bảo bé được bú no và được cung cấp đủ nước.
2. Tăng lượng nước tiêu thụ cho bé giúp giảm táo bón
Như đã đề cập ở trên, bắt đầu từ 6 tháng tuổi thì ngoài sữa mẹ ra trẻ cần được uống thêm nước. Hãy đảm bảo bé được uống thêm từ 300-400ml nước bao gồm cả nước lọc, nước trái cây và nước canh rau, nước súp…
Nước ép mận có tác dụng nhuận tràng tự nhiên, nhưng nước ép quả lê hoặc táo cũng có tác dụng tốt để giảm táo bón ở trẻ sơ sinh.
3. Tăng chất xơ trong khẩu phần ăn của bé
Với các bé lớn hơn, đang trong tuổi ăn dặm thì mẹ có thể thâm chất xơ vào khẩu phần ăn của bé sẽ giúp chống táo bón hữu hiệu.
Khi trẻ sơ sinh bị táo bón mẹ nên cho bé ăn các thực phẩm như khoai lang, ngũ cốc gạo, cà rốt và pho mát. Ngoài ra các mẹ có thể xay nhuyễn các loại trái cây như lê, chuối, mận, đào và mận cho bé ăn thường xuyên để cải thiện tình trạng táo bón.
4. Thay sữa công thức
Nếu loại sữa công thức bé đang uống không phù hợp, trẻ sơ sinh bị táo bón triền miên kể từ khi mẹ cho bé dùng loại sữa này thì các mẹ đừng ngần ngại đổi một nhãn hiệu sữa khác cho bé. Tốt nhất mẹ nên chọn các loại sữa được đặc chế riêng cho trẻ sơ sinh bị táo bón được bổ sung chất xơ và Prebiotics giúp hỗ trợ tiêu hóa và tăng sức đề kháng cho đường ruột.
5. Cho trẻ tập bài “đạp xe”
Bài tập này sẽ giúp kích thích nhu động ruột co bóp mạnh hơn. Đây là mẹo dân gian chữa táo bón cho trẻ sơ sinh hiệu quả đang được nhiều mẹ áp dụng.
Đặt bé nằm ngửa trước mặt bạn. Nâng chân lên và di chuyển chúng theo chuyển động tròn để bắt chước chuyển động của xe đạp. Chuyển động sẽ giúp giải phóng áp lực bụng và kích thích co bóp nhu động ruột để đẩy thức ăn di chuyển nhanh hơn trong đường ruột. Mẹ nên tập động tác này cho con mỗi ngày 2-3 lần, mỗi lần khoảng 15 phút vào giữa hai bữa ăn.
6. Mẹo trị táo bón trẻ sơ sinh bằng mát xa bụng
Mẹ đặt bé nằm ngửa, úp lòng bàn tay để lên bụng bé ngay chỗ rốn. Xoay tay nhẹ nhàng theo chiều chuyển động theo chiều kim đồng hồ, xoa bóp bụng bé từ phía trong rốn nới rộng vòng mát xa ra bên ngoài tới dạ dày và đại tràng. Thỉnh thoảng ấn nhẹ vào bụng bé sẽ giúp cải thiện khả năng hoạt động của nhu động ruột, chống táo bón cho trẻ sơ sinh cực hay.
7. Cho trẻ sơ sinh tắm với nước ấm giúp trị táo bón
Tắm với nước ấm sẽ giúp bé thư giãn và làm co giãn các cơ trơn trong đường ruột giúp phân di chuyển ra ngoài dễ dàng hơn. Mỗi ngày mẹ nên cho bé ngâm mình trong chậu nước ấm khoảng 5 phút. Chú ý cho bé tắm ở nơi kín gió để tránh bị nhiễm lạnh.
Sau khi lau khô người cho trẻ thì có thể kết hợp mát xa bụng theo hướng dẫn ở trên để đạt được hiệu quả tốt nhất.
8. Thay đổi chế độ ăn của mẹ giúp trẻ sơ sinh hết táo bón
Khi trẻ sơ sinh bị táo bón, đặc biệt là những trẻ còn đang bú sữa mẹ thì mẹ bỉm cũng cần xem xét lại chế độ ăn của mình đã hợp lý chưa. Vậy trẻ bị táo bón mẹ nên ăn gì?
Mẹ nên uống nhiều nước ấm, tăng cường rau trong các bữa ăn và sử dụng những thực phẩm mát, có tính nhuận trạng như khoai tây, khoai lang, rau đay, mồng tơi hay rau diếp cá… Ngoài ra, mẹ cần kiêng ăn đồ nóng, gia vị cay bởi chúng có thể khiến hiện tượng táo bón ở trẻ sơ sinh trỡ nên trầm trọng hơn.
9. Bổ sung probiotics cho trẻ
Việc bổ sung probiotics sẽ giúp cân bằng hệ vi sinh đường ruột, cải thiện sức khỏe hệ tiêu hóa và ngăn chặn tình trạng táo bón ở trẻ sơ sinh. Mẹ có thể cho bé dùng các chế phẩm men vi sinh theo hướng dẫn của bác sĩ. Với các bé từ 6 tháng tuổi trở nên mẹ nên tập cho bé ăn thêm sữa chua. Mỗi lần ăn một vài thìa, sau đó tăng dần liều lượng lượng cho đến khi bé được 12 tháng thì có thể ăn 80g/ ngày
10. Trẻ sơ sinh bị táo bón uống thuốc gì?
Việc sử dụng thuốc trị táo bón cho trẻ sơ sinh cần hết sức thận trọng và phải có sự chỉ định của bác sĩ. Trẻ cần được thăm khám kỹ càng bởi bác sĩ chuyên khoa nhi và nếu cần thiết, bác sĩ sẽ cho bé uống thêm thuốc nhuận tràng làm mềm phân và các thuốc điều trị bệnh lý liên quan nếu có.
Đến đây thì các bậc phụ huynh đã hiểu rõ nguyên nhân cũng như cách xử lý an toàn, hiệu quả khi trẻ sơ sinh bị táo bón. Trong quá trình khắc phục táo bón cho con tại nhà, nếu tình trạng bệnh của bé không có dấu hiệu tiến triển, trẻ biếng ăn, sốt, sụt cần… thì tốt nhất cha mẹ nên đưa con tới bác sĩ để được giúp đỡ.
Mẹ cần biết:
Có 1 bình luận
tre sau phau thuat k di ngoai dc phai lam sao