Mẹo chữa bệnh trĩ ngoại tại nhà hiệu quả – dứt điểm nhanh cơn đau

Thứ Ba, 18-09-2018

Bệnh trĩ nói chung luôn gây ra những phiền toái ảnh hưởng tới sinh hoạt và sức khỏe, tâm lý của người bệnh. Một số cách chữa bệnh trĩ ngoại tại nhà rất đơn giản dưới đây sẽ giúp ngăn chặn không cho trĩ ngoại tiếp tục phát triển và hỗ trợ điều trị bệnh đạt hiệu quả nhanh chóng. Các bạn hãy cùng tham khảo để áp dụng nhé.

cách chữa bệnh trĩ ngoại tại nhà

Cách nhận biết bệnh trĩ ngoại

Bệnh trĩ ngoại là sự căng giãn, phình to của đám rối tĩnh mạch nằm bên ngoài ống hậu môn, ngay phía dưới đường lược. Do vậy, bằng  mắt thường chúng ta có thể dễ dàng quan sát được ngay từ khi búi trĩ mới hình thành. Chúng ta có thể nhận biết dạng trĩ này thông qua các biểu hiện sau:

  • Búi trĩ nằm thường trực bên ngoài hậu môn và không thể dùng tay nhét vào trong như bệnh trĩ nội được
  • Ít khi gây chảy máu khi đi ngoài
  • Dễ bị sưng đau do ma sát với đáy quần hoặc bị va chạm với các vật cứng
  • Cảm giác vướng víu, ẩm ướt ở hậu môn xuất hiện thường trực do búi trĩ tiết dịch
  • Ở giai đoạn nặng, búi trĩ sưng to có thể bít tắc hậu môn, cản trở đường đi của phân khiến bệnh nhân đau đớn vô cùng.

Bệnh trĩ ngoại càng trở nặng thì càng có nguy cơ gây nhiều biến chứng nguy hiểm. Do vậy bạn nên sớm tìm cách loại bỏ bệnh ngay từ khi phát hiện ra sự hiện diện của nó. Lúc này nếu may mắn chúng ta có thể tự điều trị khỏi bệnh bằng một số cách chữa trĩ ngoại tại nhà mà không phải nhờ đến sự can thiệp của y tế.

Hướng dẫn cách chữa bệnh trĩ ngoại tại nhà

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến bệnh trĩ ngoại như chế độ sinh hoạt ăn uống không đúng cách, ít vận động, tập luyện thể thao quá sức hoặc vệ sinh hậu môn không sạch sẽ…. Và để chữa trị căn bệnh này hiệu quả thì cần có biện pháp khắc phục và phòng tránh từ chính các nguyên nhân gây bệnh. Các bạn cần lưu ý thực hiện tốt các điều sau:

1. Chữa trĩ ngoại tại nhà bằng cách thay đổi thói quen sinh hoạt

Không nên ngồi quá lâu một chỗ khi đang chữa bệnh trĩ ngoại tại nhà

Bệnh trĩ ngoại là do các thói quen trong sinh hoạt và lao động không đúng gây áp lực lên ổ bụng, trực tràng khiến cho thành mạch bị sưng phồng và lòi ra bên ngoài hậu môn. Do đó trong quá trình điều trị bệnh cần tránh và giảm các tác động khiến cho búi trĩ lòi ra nhiều hơn. Người bệnh cần tránh đứng lâu hoặc ngồi lâu một chỗ, không mang vác vật nặng. Sắp xếp công việc cho hợp lý để tránh quá tải đầu óc và có thêm thời gian nghỉ ngơi.

2. Vệ sinh sạch sẽ hàng ngày, nhất là sau khi đi đại tiện

Thực hiện tốt công tác vệ sinh chính là cách chữa bệnh trĩ ngoại tại nhà đơn giản nhưng có tác dụng rất tích cực với bệnh. Hơn hết người bệnh trĩ ngoại cần chú ý vệ sinh sạch sẽ cho vùng hậu môn hàng ngày, nhất là sau khi đi đại tiện để tránh bị nhiễm khuẩn, viêm nhiễm, phòng chống nguy cơ bị apxe hậu môn. Trong quá trình đại tiện, không nên rặn mạnh hoặc ngồi quá lâu trong nhà vệ sinh.

Sau khi đi đại tiện, bạn nên dùng loại giấy mềm sạch, ẩm để lau hoặc rửa bằng nước muối. Bạn lưu ý không dùng giấy khô cọ xát mạnh sẽ làm tổn thương vùng da quanh hậu môn và búi trĩ. Không nên dùng xà phòng chứa chất thơm để vệ sinh hậu môn vì sẽ gây kích ứng da khiến cảm giác ngứa ngáy hậu môn gia tăng.

3. Áp dụng các cách làm giảm triệu chứng bệnh trĩ ngoại

Một số mẹo nhỏ áp dụng trong điều trị bệnh trĩ ngoại nhằm hạn chế sự phát triển và giảm triệu chứng khó chịu do bệnh trĩ gây ra. Bạn có thể lựa chọn một trong những cách sau để áp dụng:

  • Ngâm nước ấm: Nấu khoảng 2l nước sôi, đổ ra chậu cho nguội bớt thì thêm muối hạt vào và ngâm rửa hậu môn. Việc ngâm rửa hậu môn thường xuyên sẽ giúp bệnh nhân ít bị cảm giác ngứa ngáy làm phiền, hậu môn cũng sạch sẽ hơn.

Xông hậu môn là cách chữa trị ngoại tại nhà hiệu quả

  • Chườm lạnh: Nếu thường xuyên có cảm giác đau rát hậu môn thì hãy chườm lạnh liên tục để giảm cơn đau. Lấy một ít đá viên cho vào một miếng vải mỏng và đặt lên hậu môn. Không được quá lạm dụng cách này sẽ gây phỏng lạnh.
  • Dùng nha đam: Lấy một chút gel nha đam thoa vào búi trĩ ngoại mỗi ngày 2 lần. Gel nha đam có tính sát khuẩn tự nhiên nên  giúp giảm ngứa, tiêu viêm hiệu quả.
  • Đắp rau diếp cá chữa trĩ ngoại nhẹ tại nhà: Trong loại rau gia vị này có chứa chất kháng khuẩn, sát trùng chống viêm loét rất tốt nên sẽ rất hiệu quả khi áp dụng trong việc khắc phục tình trạng bị trĩ ngoại. Người bệnh có thể rửa sạch một nắm rau diếp cá, cho thêm chút muối giã nhuyễn để đắp lên búi trĩ. Ngoài ra, bạn cũng có thể ăn sống rau diếp cá hoặc nấu với nước để xông hậu môn.
  • Dùng củ ấu: Có thể nói đây là một trong những cách chữa bệnh trĩ ngoại tại nhà cho hiệu quả khá tốt được người bệnh tin tưởng áp dụng. Bệnh nhân hãy lấy thật nhiều vỏ củ ấu rồi sấy khô, đem tán thành bột mịn và bảo quản trong hũ thủy tinh. Khi sử dụng bạn trộn đều bột này với lượng dầu mè thích hợp để tạo thành hỗn hợp thuốc bôi bôi lên vùng hậu môn. Mỗi ngày thực hiện khoảng 3- 4 lần. Cần rửa sạch hậu môn trước rồi mới bôi thuốc để không mất tác dụng.

Ngoài những cách trên, bạn có thể dùng lá mơ hay cây cúc tần chữa bệnh trĩ cũng cho hiệu quả tương tự. Những mẹo này cần được thực hiện đều đặn thì mới thấy được kết quả.

4. Thực hiện chế độ ăn uống có lợi giúp chữa trĩ ngoại tại nhà

Theo lời khuyên của chuyên gia dinh dưỡng, người bệnh trĩ ngoại cần xây dựng chế độ ăn uống phòng chống táo bón giúp đi đại tiện dễ dàng hơn. Người bệnh trĩ nên có chế độ ăn uống như sau:

Chế độ ăn uống giúp chữa trị ngoại tại nhà

  • Ăn nhiều chất xơ: Chất xơ giúp nhuận tràng, làm mềm phân, quét sạch các vi khuẩn có hại. Vì vậy, hãy chọn những loại rau xanh, củ để thêm vào thực đơn hằng ngày của mình. Sau bữa ăn chính thì nên ăn thêm trái cây tươi để giúp hỗ trợ cho việc tiêu hóa diễn ra suôn sẻ.
  • Ăn thực phẩm giúp bền chắc tĩnh mạch: Các thực phẩm có chứa vitamin C, E, Rutin và Flavonoid được đánh giá là giúp làm bền chắc tĩnh mạch hậu môn. Những thực phẩm có thể kể đến là cam, quýt, bưởi, rau cải, củ cải xanh, rau bina, dầu thực vật, socola, trà xanh, quả việt quất, quả sung, kiều mạch, măng tây, các loại trái cây có múi.
  • Uống nhiều nước: Bệnh nhân cần có thói quen uống đủ lượng nước theo nhu cầu của cơ thể để các hoạt động trong cơ thể không bị xáo trộn. Theo đó, lượng khuyến cáo nước uống mỗi ngày là 2,5l đối với người lớn và 1,5-2l ở trẻ em. Chỉ nên dùng nước lọc hoặc các loại nước sinh tố trái cây tươi.

Bên cạnh đó, người bệnh cần tránh ăn các loại đồ ăn cay nóng gồm thức ăn nhiều gia vị, đồ chiên rán; không uống rượu bia, chất kích thích,… sẽ giúp ích rất nhiều trong việc phòng chống và đẩy nhanh hiệu quả của việc chữa bệnh trĩ ngoại tại nhà.

5. Tăng cường vận động là cách chữa trĩ ngoại tại nhà đơn giản

Mỗi ngày dành khoảng 60 phút cho các bài tập luyện vận động nhẹ nhàng có tác dụng tăng cường lưu thông máu, sức đề kháng cho cơ thể rất tốt cho việc điều trị bệnh trĩ tại nhà. Bạn có thể luyện tập các bài tập thể dục chữa bệnh trĩ nhẹ nhàng như đi bộ, bơi, tập yoga,… Ngoài ra, nên đi ngủ đúng giờ, không thức khuya, giữ tâm trạng luôn thoải mái, vui vẻ.

Bạn nên xem thêm:

Bài viết cùng chuyên mục