7 nguyên nhân gây nứt kẽ hậu môn nếu biết có thể tránh
Thứ Hai, 08-10-2018
Hãy tìm hiểu các nguyên nhân gây nứt kẽ hậu môn để giúp bạn có cái nhìn đúng đắn về bệnh. Nứt kẽ hậu môn có thể gây ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày của bạn và gây ra nhiều chứng bệnh nguy hiểm khác.

Nứt kẽ hậu môn là bệnh loét, nứt ở hậu môn có kích thước từ 0,5 đến 1 cm theo chiều dọc của ống niêm mạc hậu môn. Bạn cần sớm nắm rõ nguyên nhân gây ra bệnh để có biện pháp khắc phục và giúp bệnh nhanh khỏi. Tham khảo ngay ở phần bên dưới.
7 nguyên nhân gây nứt kẽ hậu môn bạn không thể bỏ qua
Theo nhiều chuyên gia về hậu môn và trực tràng thì các nguyên nhân gây nứt kẽ hậu môn thì rất đa dạng, thường gặp nhất là do táo bón lâu ngày. Tuy nhiên, để các bạn dễ dàng hơn trong việc tìm hiểu thông tin, chúng tôi đã liệt kê ra 7 nguyên nhân gây nứt kẽ hậu môn điển hình. Hãy cùng tìm hiểu ở phần bên dưới.
1.Táo bón lâu ngày
Táo bón là một chứng rối loạn tiêu hóa rất phổ biến, nó cũng là nguyên nhân gây nứt kẽ hậu môn. Ngoài ra táp bón kinh niên có thể dẫn đến ung thư đại tràng và suy thận hoặc các bệnh có liên quan khác.
Táo bón là bệnh lý do ít uống nước, chế độ ăn ít chất xơ, nhiều đường và chất béo. Khi bị táo bón, phân thường rất to và khô, cứng gây khó khăn khi tống ra bên ngoài nên khiến người bệnh phải rặn nhiều, mạnh để tống phân ra bên ngoài.
Lúc này, người bệnh vô tình khiến cho lớp da ở niêm mạc hậu môn bị tổn thương, các vết rách nhỏ li ti đã được hình thành. Đó là lý do khiến bạn cảm thấy rát buốt sau khi đi đại tiện. Táo bón mạn tính nếu không được điều trị kịp lúc thì sẽ là nguyên nhân gây nứt kẽ hậu môn và gây nên bệnh trĩ.
2. Quan hệ tình dục qua đường hậu môn
Theo nhiều thống kê cho thấy có đến 5% đến 10% phụ nữ thích quan hệ qua đường hậu môn. Tuy nhiên, kiểu quan hệ này tiềm ẩn nhiều nguy cơ các bệnh về hậu môn. Bạn cũng biết hậu môn là nơi chứa rất nhiều vi khuẩn và là nơi kết thúc của các dây thần kinh, do đó hậu môn là nơi vô cùng nhạy cảm.

Ống hậu môn thường có kích thước nhỏ, có nhiều tĩnh mạch và dây thần kinh cảm giác. Nếu bạn cố gắng đưa dương vật hoặc sex toy vào trong liên tục sẽ khiến ống hậu môn bị tổn thương và rách hoặc loét da. Đặc biệt là khi bạn tình của bạn có xu hướng mạnh bạo khi “yêu”.
Đây được xem là nguyên nhân gây nứt kẽ hậu môn thường gặp, nhất là ở các cặp đồng tính nam. Do đó, bạn nên điều hòa lại kế hoạch tình dục hoặc “yêu” theo kiểu khác.
3. Bệnh viêm đường ruột
Viêm đường ruột hay còn được biết đến là bệnh Crohn và ít ai nghĩ rằng nó là nguyên nhân gây nứt kẽ hậu môn. Bệnh viêm nhiễm đường ruột khiến cho hệ tiêu hóa hoạt động không tốt không liên tục từ miệng đến hậu môn gây ra chứng viêm màng tiêu hóa, dẫn đến tiêu chảy, suy dinh dưỡng.
Và đương nhiên, tiêu chảy khiến cho bạn phải đi đại tiện liên tục, chưa kể đến việc phân ra không liên tục khiến cảm thấy vẫn “chưa đã” nên rặn mạnh nhằm kết thúc việc địa tiện. Điều này khiến hậu môn của bạn phải mở ra thường xuyên, tốn nhiều thời gian và công sức để đại tiện, từ đó gây ra tình trạng viêm nhiễm và nứt kẽ hậu môn.
4. Chế độ ăn uống thiếu khoa học
Thiếu chất dinh dưỡng, chất xơ, nước dư thừa đường, chất béo chính là khẩu phần ăn khoái khẩu của người Việt Nam nhất là người trẻ tuổi. Hơn nữa, từ xưa đến nay người Việt đa số là “ăn theo tiếng gọi của bao tử” chứ không theo chế độ dinh dưỡng. Những thói quen này góp phần vào các nguyên nhân gây nứt kẽ hậu môn và khiến nó trầm trọng hơn.
Những hậu quả mà chế độ ăn uống thiếu khoa học gây ra bao gồm cả táo bón, đau dạ dày, bệnh trĩ và cả nứt kẽ hậu môn. Do đó, nếu bạn có sở thích ăn ngọt, ăn cay thì nên bỏ ngay đi nhé, nếu không muốn phải sớm đi điều trị “bệnh cửa sau”.
5. Tác dụng phụ của thuốc điều trị
Các loại thuốc điều trị bệnh có thể khiến bạn bị nóng trong người và tất nhiên hệ quả của nó là táo bón và là nguyên nhân gây nứt kẽ hậu môn. Việc sử dung thuốc Tây y trong thời gian dài, lạm dụng thuốc thường xuyên nhất là nhóm thuốc kháng sinh, thuốc tránh thai,… đều là nguyên nhân gây ra táo bón, kiết lị và hơn thế nữa là nứt kẽ hậu môn gây nhiều đau đớn và khó chịu.

Do đó, bạn chỉ nên sử dụng thuốc theo đúng liều lượng và chỉ định của bác sỹ. Không tự ý thêm liều hay sử dụng thuốc bừa bãi.
6. Cơ vòng hậu môn căng quá mức
Hậu môn là đoạn cuối của đoạn tiêu hóa và là nơi tống phân ra bên ngoài. Bên dưới lớp da hậu môn là đám rối tĩnh mạch và hai bó cơ vòng co thắt hậu môn. Những đám rối cơ ở hậu môn thay đổi bất thường khiến thường khiến cơ vòng hậu môn co thắt và gây đau đớn cho người bệnh.
Căng cơ vòng hậu môn chính là nguyên nhân gây nứt kẽ hậu môn phổ biến. Biểu hiện bằng việc đại tiện ra máu, máu có thể dính trên phân hoặc giấy vệ sinh. Thông thường vết rách sẽ tự lành sau một vài ngày, tuy nhiên một số trường hợp vết rách sẽ trở nên loét, viêm gây đau đớn cho bệnh nhân. Những người hay gặp trường hợp này thường là phụ nữ sau sinh, bệnh nhân béo phì hay bệnh nhận trĩ ngoại.
7. Thói quen đại tiện quá lâu
Đây chính là nguyên nhân gây nứt kẽ hậu môn do sự chủ quan của người bệnh mà ra. Khi bạn ngồi đại tiện quá lâu áp lực lên vùng hậu môn càng lớn làm máu khó lưu thông khiến tĩnh mạch hậu môn căng phồng lên. Lâu dần các tĩnh mạch hậu môn này sẽ dãn ra, yếu dần đi và gây bên bệnh trĩ hoặc rách niêm mạch hậu môn hình thành bệnh nứt kẽ hậu môn.
Điều này thường xuyên gây ra các bệnh về hậu môn cho những người có thói quen sử dụng điện thoại, sách báo trong nhà vệ sinh. Do đó, hãy tập thói quen đi vệ sinh nhanh chóng để bảo vệ sức khỏe của bạn.
Ngoài 7 nguyên nhân chính nói trên thì những người đứng hoặc ngồi nhiều, phụ nữ mang thai, phụ nữ sau sinh, cũng được xem là những yếu tố dễ khiến bạn mắc bệnh nứt kẽ hậu môn. Do đó, nếu đã nắm rõ nguyên nhân gây nứt kẽ hậu môn thì hãy tham khảo ngay các biện pháp khắc phục ở phần bên dưới.
Làm gì khi bị nứt kẽ hậu môn
Có khoảng một nửa các trường hợp các nứt kẽ hậu môn sẽ tự lành khi bạn chăm sóc vết thương đúng cách và hạn chế tối đa chứng táo bón. Các phương pháp tự điệu trị tại nhà bao gồm dùng thuốc mỡ, thuốc nhuận tràng và tăng lượng chất xơ trong bữa ăn hàng ngày và uống nhiều nước.
Tuy nhiên, trong mộ số trường hợp các vết rách sẽ ngày càng rộng ra do những cử động trong ruột sẽ làm vết thường rộng ra hơn. Khi đó bạn bắt buộc phải sử dụng các liệu pháp phẫu thuật để điều trị bệnh.
Để điều trị, bác sĩ sẽ cắt bỏ mọt phần nhỏ của cơ vòng hậu môn để giảm co thắt, giảm đau và giúp các vết nứt nhanh chóng lành lại. Trước khi tiến hành phẫu thuật bạn nên hiểu rõ các biến chứng có thể xảy ra ví dụ như dại tiện không tự chủ. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào hãy tham khảo ngay ý kiến của bác sỹ để có thông tin và hướng dẫn cụ thể nhất.

Ngoài ra, khi phẫu thuật bạn nên chú ý một số biến chứng của bệnh nứt kẽ hậu môn có thể xảy ra, ví dụ như:
- Nhiễm trùng sau phẫu thuật có thể tiến triển thành áp xe hậu môn.
- Tổn thương có thắt hậu môn có thể ảnh hưởng đến sự kiểm soát của ruột dẫn đến đại tiện mất kiểm soát.
- Tái phát nứt hậu môn có thể quay trở lại sau khi phẫu thuật.
- Xuất hiện lỗ rò hậu môn, tuy nhiên có thể điều trị bằng phẫu thuật.
Bên cạnh điều trị bằng thuốc hoặc phương pháp phẫu thuật thì bạn cũng nên thêm chất xơ vào bữa ăn hàng ngày như rau, trái cây, đậu, ngũ cốc. Uống thật nhiều nước để ngăn ngừa táo bón và kết hợp luyện tập thể dục đều đặn để giúp ruột hoạt động tốt hơn. Tránh rặn quá mức khi đi đại tiện, sắp xếp thời giam đi đại tiện vào một giờ nhất định trong ngày.
Có một điều bạn cần phải nhớ khi điều trị và ngăn ngừa bệnh nứt kẽ hậu môn là phải ngăn ngừa táo bón. Ngoài ra, nếu bạn có bất kỳ một thắc mắc hay câu hỏi nào khác liên quan đến bệnh nứt kẽ hậu môn hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được giải đáp chính xác nhất. Chúc bạn nhanh chóng khỏi bệnh.
Có thể bạn muốn biết: Nên ăn gì khi bị nứt kẽ hậu môn và cần tránh gì?