Những nguyên nhân gây ra bệnh trĩ nếu biết sớm có thể tránh

Thứ Năm, 30-08-2018

Béo phì, táo bón, uống ít nước hay ít vận động… chính là những nguyên nhân dẫn đến bệnh trĩ ở đa số các bệnh nhân. Nếu nhận biết sớm được nguyên nhân bệnh trĩ là gì thì chúng ta sẽ có thể tránh được nguy cơ bị căn bệnh khó nói này tấn công.

Các nguyên nhân bệnh trĩ thường gặp nhất

Các nguyên nhân dẫn đến bệnh trĩ khá đa dạng. Chúng có thể xuất phát từ các yếu tố bên trong lẫn bên ngoài cơ thể mà rất nhiều người mắc phải nhưng không biết.

Nguyên nhân bệnh trĩ

1. Nguyên nhân dẫn đến bệnh trĩ do tác động từ bên ngoài

Trong cuộc sống có rất nhiều thói quen xấu được lặp đi lặp lại nhiều lần khiến cho các tĩnh mạch trĩ bị suy giãn và hình thành nên búi trĩ. Những yếu tố tác động bên ngoài được cho là nguyên nhân bị bệnh trĩ bao gồm:

  • Thường xuyên khuân vác vật nặng

Lao động quá sức, thường xuyên khuân vác vật nặng sẽ tạo ra một áp lực lớn lên các tĩnh mạch ở vùng ổ bụng và hậu môn. Lâu dần, hệ thống tĩnh mạch ở các khu vực này dần bị suy yếu, phình giãn quá mức và gây ra bệnh trĩ.

  • Ăn nhiều chất béo, đồ nóng

Các thức ăn chiên xào nhiều dầu mỡ, ăn đồ cay nóng và các thức ăn được chế biến sẵn rất khó tiêu hóa. Nếu thường xuyên ăn các thức ăn này, chúng ta rất dễ bị táo bón và bị sa trĩ. Chúng cũng có thể khiến bệnh trĩ tiến triển nhanh hơn nếu tiếp tục sử dụng các thức ăn này trong giai đoạn bị bệnh.

Ngoài ra, thói quen ăn ít chất xơ cũng là nguyên nhân bệnh trĩ phổ biến nhiều người gặp phải, đặc biệt là trẻ em. Chất xơ vốn đóng một vai trò rất quan trọng đối với việc tiêu hóa thức ăn. Nó tham gia vào quá trình tạo phân và điều hòa hoạt động của nhu động ruột để đẩy phân ra ngoài. Việc thiếu hụt chất xơ không chỉ khiến bạn bị táo bón, trĩ mà còn có nguy cơ bị thừa cân, béo phì, tiểu đường và mắc các bệnh lý nguy hiểm về tim mạch.

  • Uống ít nước là nguyên nhân mắc bệnh trĩ

Nước ngoài tác dụng làm tăng khả năng tuần hoàn máu còn hoạt động như một chất làm mềm phân và bôi trơn đường ruột để thức ăn di chuyển nhanh hơn. Chúng ta có thể phải gánh chịu những hậu quả khôn lường khi cơ thể không được cung cấp đủ nước. Thiếu nước da trở nên nhăn nheo, thô ráp, lão hóa và dễ mắc các bệnh lý ngoài da. Đặc biệt khi thiếu nước sự co bóp của nhu động ruột cũng như các cơ cạnh hậu môn bị yếu dần khiến cho táo bón và trĩ có cơ hội bùng phát.

  • Bệnh trĩ do đứng lâu, ngồi nhiều, ít vận động

Đây là nguyên nhân dẫn tới bệnh trĩ thường gặp ở dân văn phòng, công nhân, tài xế lái xe đường dài hay giáo viên. Việc đứng hoặc ngồi quá lâu trong nhiều giờ đồng hồ sẽ gây ra một áp lực lớn lên vùng chậu. Nó cũng khiến hoạt động lưu thông máu trong các tĩnh mạch ở hậu môn bị trì trệ. Tình trạng này kéo dài sẽ khiến các tĩnh mạch trĩ bị căng phồng ra, búi trĩ cũng xuất hiện từ đây.

Ngồi nhiều một chỗ là nguyên nhân bị trĩ

Trong chuyên mục cũng từng có bài viết cảnh báo về nguyên nhân dẫn tới bệnh trĩ này. Để hiểu rõ hơn bạn có thể tham khảo thêm: Đứng hoặc ngồi nhiều là nguyên nhân hàng đầu gây bệnh trĩ

  • Nhịn đi ngoài cũng mắc bệnh trĩ

Nhiều người do ngại đi vệ sinh ở bên ngoài hoặc do đang bận công việc mà thường xuyên nhịn đi cầu. Lúc này phân bị dồn ứ trong đại tràng sẽ bị hút nước ngược trở lại dẫn đến khô cứng, táo bón. Nếu duy trì thói quen này trong một thời gian liên tục thì sớm muộn bạn cũng bị bệnh trĩ ghé thăm.

  • Nguyên nhân bệnh trĩ do vệ sinh hậu môn kém

Việc vệ sinh hậu môn không sạch sẽ sau khi đi ngoài có thể tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn tấn công gây viêm nhiễm hậu môn và dẫn đến bệnh trĩ. Bên cạnh đó, việc sử dụng giấy để lau chùi vừa không làm sạch được hậu môn và còn khiến cho niêm mạc hậu môn bị kích ứng, tổn thương , dễ hình thành bệnh trĩ ngoại. Do vậy nếu đang giữ thói quen này bạn nên từ bỏ ngay.

  • Quan hệ tình dục qua hậu môn

Ở những người đồng tính thì họ quan hệ thông qua đường hậu môn là chủ yếu. Do có cấu tạo khá nhỏ nên niêm mạc hậu môn rất dễ bị tổn thương, chảy máu do ma sát với dương vật. Đây chính là điều kiện thuận lợi để vi khuẩn tấn công gây ra bệnh trĩ.

Thêm vào đó, việc quan hệ qua cửa hậu cũng khiến cho hoạt động lưu thông máu ở hậu môn bị chậm lại. Hậu quả là các tĩnh mạch trĩ bị tắc nghẽn và căng phồng lên thành búi trĩ.

  • Bị trĩ do tập thể dục quá sức

Chẳng ai có thể ngờ tập thể dục quá sức lại là nguyên nhân gây nên bệnh trĩ. Theo các chuyên gia, khi chúng ta luyện tập quá nhiều hoặc tập luyện các bộ môn thể thao không phù hợp với sức khỏe sẽ làm gia tăng áp lực lên vùng bụng dưới, từ đó dẫn đến trĩ. Đặc biệt là khi bạn luyện tập các bộ môn như nâng tạ, chạy nhanh, gập bụng…

2. Nguyên nhân bị trĩ xuất phát từ bên trong cơ thể

Bên cạnh những nguyên nhân mắc bệnh trĩ do tác động từ bên ngoài thì một số vấn đề về sức khỏe cũng chi phối đến sự hình thành và phát triển của bệnh.

  • Táo bón:

Táo bón được cho là thủ phạm chính gây ra bệnh trĩ. Nguyên nhân là do khi bị táo bón, chúng ta thường phải dùng sức rặn thật mạnh để đẩy phân ra ngoài. Điều này sẽ đặt một áp lực rất lớn lên các tĩnh mạch nằm trong vùng hậu môn khiến nó bị căng phồng nên.

Táo bón không chỉ là nguyên nhân dẫn đến bệnh trĩ mà còn khiến bệnh trở nên trầm trọng hơn nếu không được sớm khắc phục. Tham khảo thêm mẹo chữa táo bón tại nhà nhanh khỏi để biết cách khắc phục ngay mối nguy gây bệnh trĩ này

  • Căng thẳng thần kinh

Tưởng chừng không liên quan nhưng stress kéo dài cũng là nguyên nhân bệnh trĩ. Khi đầu óc bị căng thẳng nhu động ruột hoạt động chậm lại dẫn đến táo bón. Căng thẳng cũng khiến các mạch máu ở hậu môn bị suy yếu, dễ sưng viêm. Đây chính là mầm mống thuận lợi để bệnh trĩ phát triển.

Căng thẳng là nguyên nhân dẫn đến bệnh trĩ
Căng thẳng thần kinh là nguyên nhân dẫn đến bệnh trĩ ít ai ngớ tới
  • Tiêu chảy:

Nếu như táo bón là thủ phạm gây bệnh trĩ thì tiêu chảy kéo dài cũng có thể dẫn đến căn bệnh này. Việc thường xuyên đi ngoài sẽ làm tăng áp lực cho vùng bụng và khiến cơ vòng hậu môn bị sung huyết, trùng nhão. Chính vì vậy mà người bị tiêu chảy kéo dài có nguy cơ mắc bệnh trĩ rất cao.

  • Phụ nữ bị trĩ do mang thai và sinh con

Theo thống kê, cứ 10 người mang thai thì có đến 7-8 bà bầu bị bệnh trĩ ở các cấp độ. Nguyên nhân bệnh trĩ này rất dễ hiểu bởi trong giai đoạn này, vùng chậu của chị em phải chịu áp lực từ sự giãn nở của tử cung cũng như sự phát triển lớn dần của bào thai trong bụng. Sức nặng này khiến các tĩnh mạch ở hậu môn bị chèn ép và sưng lên thành búi trĩ.

Thêm vào đó, trong quá trình mang thai nội tiết tố trong cơ thể người phụ nữ cũng thay đổi. Nó khiến cho hoạt động của các mô cơ ở hậu môn bị lỏng lẻo, suy yếu. Đây chính là lý do khiến hầu hết chị em phụ nữ đều bị bệnh trĩ tấn công trong giai đoạn bầu bí.

Nếu bị bệnh trĩ khi đang mang thai, bạn nên tham khảo thêm: 7 cách chữa bệnh trĩ cho bà bầu được chuyên gia khuyên dùng

  • Bệnh béo phì:

Trong những năm gần đây, do chất lượng đời sống ngày một tăng cao nên tỷ lệ người mắc bệnh béo phì gia tăng đáng kể. Việc dư thừa cân nặng quá mức không chỉ gây ảnh hưởng đến vẻ đẹp thẩm mỹ bên ngoài mà còn khiến người bệnh phải gánh chịu nhiều hệ lụy về sức khỏe.

Những người bị béo phì rất dễ mắc bệnh về xương khớp, tim mạch, cao huyết áp. Ngoài ra, vùng chậu phải gánh chịu sức nặng của toàn bộ phần thân trên nên rất dễ mắc bệnh trĩ.

  • Suy giãn tĩnh mạch hậu môn bẩm sinh:

Một số trẻ ngay từ khi sinh ra đã có biểu hiện suy giãn tĩnh mạch ở hậu môn. Nếu không có biện pháp khắc phục ngay thì các bé có nguy cơ mắc bệnh trĩ ngay từ khi còn rất nhỏ.

Cách phòng tránh bệnh trĩ hiệu quả

Bất cứ ai cũng có thể bị trĩ tấn công, vì vậy việc phòng ngừa căn bệnh này là điều cần thiết. Sớm nhận biết được các nguyên nhân bệnh trĩ kể trên sẽ giúp chúng ta có cách phòng tránh bệnh hữu hiệu. Để hạn chế nguy cơ mắc bệnh, bạn cần chú ý:

  • Tạo thói quen đi cầu đều đặn vào mỗi buổi sáng hàng ngày. Tránh nhịn đi đại tiện khi có nhu cầu. Một số thói quen xấu như đọc báo, coi điện thoại khi đi ngoài cũng cần từ bỏ ngay nếu bạn không muốn trở thành nạn nhân của bệnh trĩ.
  • Cố gắng ăn nhiều rau xanh và uống nước đầy đủ. Tránh ăn đồ cay nóng, các món ăn được tẩm ướp nhiều gia vị, đồ béo. Bia rượu hay cà phê có thể gây rối loạn nhu động ruột và ảnh hưởng đến việc đi tiêu, bạn không nên dùng nhiều.

Ăn ít rau xanh là nguyên nhân bị bệnh trĩ

  • Tập thể dục mỗi ngày, đặc biệt là khi đang mang thai. Tùy theo thể trạng mà chúng ta lựa chọn bộ môn luyện tập cho phù hợp. Nếu làm việc trong môi trường phải đứng ngồi nhiều thì chúng ta nên tranh thủ những giờ nghỉ giải lao, những lúc uống nước hay đi vệ sinh để vận động cơ thể nhiều hơn.
  • Vệ sinh hậu môn đúng cách. Nên dùng nước để rửa sạch hậu môn mỗi khi đi ngoài.
  • Duy trì cân nặng ở mức hợp lý, không để cân nặng tăng quá nhiều
  • Trường hợp bị táo bón hay tiêu chảy thì nên tìm cách khắc phục ngay. Nếu không tự khắc phục được thì nên tới bệnh viện khám để bác sĩ kê toa thuốc điều trị, tránh để bệnh kéo dài.
  • Làm việc vừa sức. Nếu phải khuôn vác vật nặng thì nên nhờ người khác khiêng cùng hoặc nhờ đến sự trợ giúp của máy móc, thiết bị.
  • Không để thần kinh bị căng thẳng quá mức. Có kế hoạch làm việc hợp lý để đầu óc không bị quá tải.

Trên đây là những nguyên nhân bệnh trĩ rất nhiều người đang mắc phải. Nếu đang nằm trong nhóm đối tượng có nguy cao mắc bệnh bạn nên tích cực chủ động thực hiện các biện pháp nói trên để ngăn chặn bệnh phát triển ngay từ hôm nay.

Bạn không nên bỏ qua : Những cách trị bệnh trĩ hiệu quả nhất hiện nay

4 Bình luận

  • Tiến qt

    Bác sĩ cho e hỏi, e bị tê ở gần hậu môn và thường xuyên cảm thấy khó chịu như ngứa, đây có phải là bệnh trĩ không? Nguyên nhân có phải do e ngồi quá nhiều không ạ?

  • Bích Ngọc

    Mình làm kế toán được hơn 2 năm rồi, mà làm bên tổng hợp, hầu như ngồi ở vp nguyên cả ngày, liệu có nguy cơ mắc bệnh trĩ không?

  • Nguyễn Thiên Minh

    Bác sĩ cho em hỏi dạo gần đây em cảm thấy vùng hậu môn bị ngứa và rát khi ngồi lâu, đi vệ sinh thấy rát và thỉnh thoảng thấy có máu chảy ra. Xin bác sĩ đó có phải là triệu chứng của bệnh trĩ không ?

    • Ánh Nguyệt

      Theo như những gì bạn kể thì đó là một trong những triệu chứng của bệnh trĩ, nhưng nó mới ở giai đoạn đầu, bạn nên thay đổi chế độ sinh hoạt, ăn nhiều rau xanh, uống đủ 2 lít nước mỗi ngày. Dành thời gian đi bộ ít nhất 30 phút mỗi ngày. Không nên dùng giấy để vệ sinh hậu môn khi đi đại tiện, bạn nên rửa bằng nước ấm. Sau một thời gian bệnh của bạn sẽ tự khỏi. Chúc bạn sớm khỏi bệnh

Bài viết cùng chuyên mục