Cách chữa áp xe hậu môn nhanh từ mẹo dân gian và hiện đại

Thứ Sáu, 07-09-2018

Áp xe hậu môn được hiểu là tình trạng bị nhiễm trùng mưng mủ ở khu vực hậu môn gây khó chịu và ảnh hưởng lớn tới sinh hoạt của người bệnh. Quan trọng hơn, bệnh nếu không được chữa trị dứt điểm sẽ có thể gây biến chứng nguy hiểm. Do vậy cần nhanh chóng tìm cách chữa áp xe hậu môn phù hợp nhất để khắc phục tình trạng bệnh.

cách chữa áp xe hậu môn

Nguyên nhân gây bệnh áp xe hậu môn

Có rất nhiều nguyên nhân gây bệnh áp xe hậu môn, trong đó xác định do 4 nguyên nhân thường xuyên như sau:

– Do viêm nhiễm vùng hậu môn: thường là do các bệnh như bệnh trĩ, nứt kẽ hậu môn, viêm loét đại tràng,… với các biểu hiện như chảy máu, lở loét dẫn đến bị viêm nhiễm gây mủ, lở loét gọi là áp xe hậu môn.

– Do điều trị bệnh: trong quá trình điều trị các bệnh có liên quan gây áp xe hậu môn như đã kể trên thường sử dụng nhiều loại thuốc chữa trị khác nhau sẽ trực tiếp gây ảnh hưởng tới hậu môn và khó tránh khỏi gây áp xe hậu môn. Đây cũng là một trong các lý do bác sĩ khuyên người bệnh không nên tự ý sử dụng thuốc.

– Các nguyên nhân sau tiểu phẫu, phẫu thuật: một số tiểu phẫu tại vùng đáy chậu, xương cụt nếu không được chăm sóc và bảo vệ tốt sau khi thực hiện sẽ dễ bị nhiễm khuẩn, nhiễm trùng gây áp xe hậu môn.

Ngoài các nguyên nhân nêu trên, áp xe hậu môn còn do táo bón, di vật trực tràng, hậu môn gây lở loét, viêm nhiễm.

Tham khảo chi tiết: Các nguyên nhân gây áp xe hậu môn để biết cách phòng tránh không để bệnh phát triển nặng thêm

Triệu chứng bệnh áp xe hậu môn

Áp xe hậu môn là tình trạng nhiễm trùng mưng mủ có thể xuất hiện ở niêm mạc, các lớp cơ, da vùng quanh hậu môn. Các triệu chứng của bệnh thường bao gồm các dấu hiệu sau:

– Bị đau vùng hậu môn: đây là triệu chứng chính thường gặp nhất khi bị áp xe hậu môn. Người bệnh sẽ cảm thấy những cơn đau rát nhất là khi đi đại tiện và cả lúc bình thường, khó ngồi. Hậu môn cũng bị sưng tấy gây cảm giác khó chịu và ảnh hưởng tới sinh hoạt.

Triệu chứng bệnh áp xe hậu môn

– Ngứa hậu môn: ngứa hậu môn là do hậu môn bị lở loét, nhiễm trùng chảy mủ tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập phát triển. Cùng với đó là cảm giác hậu môn luôn trong trạng thái ẩm ướt khó chịu. Tham khảo thêm các mẹo làm hết ngứa hậu môn nhanh chóng nếu bạn đang bị triệu chứng này quấy rầy.

– Hậu môn bị chảy mủ: mủ thường có màu vàng, đặc và mùi hôi khó chịu. Kèm theo đó, hậu môn cũng bị sưng to.

Ngoài các triệu chứng xuất hiện ở khu vực áp xe hậu môn, người bệnh còn gặp phải các biểu hiện toàn thân khác như bị sốt, người khó chịu, kém ăn, khó ngủ, môi khô,….

Cách điều trị bệnh áp xe hậu môn

Theo các bác sĩ, việc điều trị áp xe hậu môn cần dựa vào nguyên nhân và tình trạng bệnh cụ thể để áp dụng các phương pháp phù hợp. Các phương pháp điều trị áp xe hậu môn được áp dụng phổ biến hiện nay cho người bệnh bao gồm:

1. Dùng mẹo dân gian chữa áp xe hậu môn

Khi mới bị áp xe hậu môn, bệnh còn nhẹ và chưa gây ra nhiều biểu hiện rõ nét nên nhiều bệnh nhân tìm đến các bài thuốc dân gian với mong muốn được chữa khỏi bệnh. Rất nhiều loại thảo dược có sẵn trong vườn nhà như lá tía tô, kinh giới hay lá trầu không đều được mang ra sử dụng.

# Cách chữa áp xe hậu môn bằng lá tía tô kết hợp với kinh giới

Thành phần tinh dầu chiết xuất từ lá tía tô và kinh giới được ghi nhận là có tác dụng kháng khuẩn, giảm viêm an toàn. Bệnh nhân có thể kết hợp 2 loại lá này với nhau nấu nước xông hơi khu vực bị bệnh thường xuyên để ngăn chặn tình trạng viêm nhiễm tiếp tục phát triển.

  • Chuẩn bị: Lá tía tô và kinh giới mỗi loại 50g. Khi dùng chúng ta tận dụng cả phần thân cây và lá, chỉ cắt bỏ rễ, rửa cho thật sạch đất cát.
  • Cách thực hiện: Bắc nồi lên bếp, nấu khoảng 2 lít nước cho sôi. Sau đó mới cho 2 nguyên liệu đã được rửa sạch sẽ vào nấu sôi kỹ trong 10 phút. Lúc này chúng ta sẽ có một nồi nước xông ngả màu vàng của lá. Gạn hết nước ra một cái bô sạch để vài phút cho nước bớt nóng rồi đưa khu vực bị áp xe vào xông trong 10-15 phút. Mỗi ngày thực hiện 1 lần cho đến khi ổ áp xe bị tiêu diệt hoàn toàn.

# Cách chữa bệnh áp xe hậu môn tại nhà bằng lá trầu không

Trong tinh dầu lá trầu không, các nhà nghiên cứu đã tìm thấy một hợp chất quý giá là betei-phenol. Chất này có tác dụng tương tự như kháng sinh, giúp tiêu diệt vi khuẩn, ngăn ngừa nhiễm trùng hậu môn, giảm sưng đau búi trĩ.

Mẹo chữa áp xe hậu môn tại nhà bằng lá trầu không

  • Chuẩn bị: Một nắm khoảng 5-10 lá trầu loại bánh tẻ
  • Cách thực hiện: Rửa sạch rồi vò nát lá trầu và cho vào nồi nấu với 2 lít nước. Khi nước sôi được khoảng 10 phút thì tắt bếp, đợi cho nước nguội còn hơi âm ấm lấy ngâm và rửa vùng hậu môn bị bệnh. Kiên trì thực hiện liên tục một thời gian bệnh sẽ thuyên giảm dần.

# Điều trị bệnh áp xe hậu môn với bài thuốc đắp từ các loại thảo dược

Bên cạnh việc xông và ngâm rửa hậu môn, bệnh nhân có thể kết hợp dùng bài thuốc đắp được điều chế từ nhiều loại thảo dược dưới đây để mau lành bệnh.

  • Chuẩn bị: Một thang thuốc gồm lá kinh giới, cam thảo, tần quy, bách chiểu và huyết kiệt mỗi thứ một ít với lượng bằng nhau.
  • Cách thực hiện: Lần lượt giã nát các vị thuốc và trộn chung với nhau . Dùng thuốc đắp vào khu vực bị bệnh và băng cố định trong 30 phút đến 1 tiếng. Mỗi ngày đắp thuốc một lần.

** Lưu ý: Những cách chữa áp xe hậu môn tại nhà ở trên chỉ thích hợp cho người bị nhẹ, ổ áp xe chưa bị vỡ. Trong quá trình áp dụng nếu thấy ổ áp xe vẫn tiếp tục phát triển thì nên chuyển hướng điều trị.

2. Dùng thuốc trị áp xe hậu môn do bác sĩ kê

Khi tới bệnh viện khám, bệnh nhân sẽ được bác sĩ siêu âm và làm các xét nghiệm cần thiết để đánh giá tổng quan về tình trạng bệnh, mức độ tổn thương ở hậu môn. Dựa vào kết quả chẩn đoán cũng như các triệu chứng bệnh nhân đang gặp phải mà kê toa thuốc cho phù hợp.

Các loại thuốc tây được chỉ định trong điều trị bệnh áp xe hậu môn bao gồm: Thuốc kháng sinh nhằm tiêu diệt vi khuẩn, thuốc kháng viêm, chống nhiễm trùng. Bên cạnh đó là các loại thuốc giảm đau cũng được chỉ định nhằm giúp cắt đứt cơn đau để bệnh nhân có thể thực hiện các sinh hoạt thường ngày.

Nếu được điều trị sớm và đáp ứng tốt với thuốc điều trị thì bệnh có thể khỏi sau một thời gian mà không cần đụng chạm đến dao kéo.

3. Các điều trị áp xe hậu môn bằng phẫu thuật

Trong trường hợp ổ áp xe hậu môn đã tạo mủ hoặc gây rò hậu môn thì cần phải phẫu thuật. Hiện nay phương pháp phẫu thuật HCPT được xem là phương pháp chữa trị áp xe hậu môn mang lại hiệu quả khả quan nhất và được áp dụng phổ biến.

Phẫu thuật hcpt điều trị áp xe hậu môn

Phương pháp này sử dụng điện kẹp HCPT, dao điện HCPT áp dụng trực tiếp lên vùng hậu môn bị áp xe khiến bị co lại và không còn lở loét. Cùng với đó, sử dụng ống nội soi để rửa sạch mủ trong ổ áp xe. Phương pháp HCPT có ứu điểm là thực hiện nhanh gọn, đơn giản và chữa khỏi bệnh không còn tái phát. Người bệnh cũng không phải chăm sóc và kiêng cữ quá nhiều sau khi thực hiện tiểu phẫu. Tuy nhiên, các bạn cần chú ý thực hiện tại các cơ sở y tế có chuyên môn nghiệp vụ cao đảm bảo an toàn.

Bạn có muốn biết thêm: Tổng chi phí mổ áp xe hậu môn tại một số bệnh viện

Biện pháp phòng ngừa bệnh áp xe hậu môn hữu hiệu

Với bất kì cách điều trị nào đi chăng nữa thì người bệnh cần kết hợp thêm các biện pháp phòng ngừa vừa giúp bệnh nhanh khỏi lại có thể ngăn chặn không cho bệnh tái phát trở lại. Để ngăn ngừa bệnh bạn có thể thực hiện các biện pháp dưới đây:

+ Xử lý dứt điểm táo bón: Khi giải quyết được táo bón thì bạn sẽ đi cầu dễ dàng vì phân không còn bị khô cứng, làm giảm khả năng gây tổn thương tới vùng áp xe. Bạn hãy ăn thêm các chất xơ, uống nhiều nước trong bữa ăn thì khoảng vài ba ngày sẽ thấy có kết quả. Đồng thời nên vận động thể lực mỗi ngày ít nhất 1h để ruột được kích thích giúp đi đại tiện dễ dàng.

+ Chăm sóc vùng áp xe cẩn thận: Người bệnh nên ngâm nước ấm mỗi ngày để vùng áp xe không bị nhiễm trùng nặng thêm. Bằng cách sử dụng nước ấm 50 độ pha với một ít muối hạt, ngâm trong khoảng 15 – 20 phút. Ngoài ra, có thể dùng một số nguyên liệu khác như rau diếp cá, lá trầu không, lá thiên lý, … Hằng ngày thực hiện ngâm rửa 2 – 3 lần.

Sau mỗi lần đi đại tiện thì phải rửa bằng nước sạch trước, rồi mới dùng khăn ướt hoặc giấy mềm lau khô hậu môn để vùng áp xe được khô ráo.

+ Tái khám theo lịch hẹn của bác sĩ: Người bệnh cần đi khám lại theo lịch hẹn để bác sĩ kiểm tra tình trạng bệnh. Đồng thời tuân thủ thực hiện đúng cách chữa bệnh áp xe hậu môn một cách kiên trì nhằm đảm bảo vết thương ở áp xe đã lành hoàn toàn.

CÓ THỂ BẠN CHƯA BIẾT

7 Bình luận

  • vinh

    cho tôi hỏi nếu mới bị apxe hậu môn thì dùng những loại thuốc nào để mai khỏi ạ

    • Hoài Anh

      bệnh này không biết có giống với dạng bệnh nứt kẽ hậu môn k ? trước tôi bị nứt kẽ hậu môn chữa bằng đông y giờ khỏi hẳn rồi đó, nhưng cái này là lên mủ rồi chắc phải vê sinh xử lý hết mủ mới chữa khỏi được, bạn thử cân nhắc thêm phương án chữa bằng đông y nhé

  • Trung

    Toi mo ap se canh hau mon duoc 1 thang thi vet mo bi sung va co dich mu. Khi di noi soi truc trang bs noi khong thay duong ro ma phat hien co 4 bui tri muc do 2 .3 bs keu that bui tri moi tuan mot bui . Den nay toi da that xong 4 bui nhung vet mo ap se khong con sung va dau gi nua. Vay vet mo toi co phai bi ro hau mon khong? Xin bac si cho loi khuyen

  • thai

    Toi moi bi epxe hau mon.xin hoi cach chua tri co lau khong vi toi sap di lam .

  • Thuỷ Nguyễn

    biểu hiện bệnh này giống bệnh trĩ quá, nghe chừng với trĩ cũng giống nhau ý ạ :-ss

  • Thuỷ Nguyễn

    Mình thấy có trung tâm này chuyên chữa mấy bệnh kiểu dạng như thê snay chia sẻ cho mọi người cùng biết http://www.dongyvietnam.org/chuyen-muc/chuyen-khoa-tieu-hoa có bệnh thì vái tứ phương thôi, nhưng thấy ai cũng khen trung tâm này tốt

  • Ngô thế anh

    Minh muôn tu vân bênh ap xe hâu môn

Bài viết cùng chuyên mục