Các cách chữa bệnh trĩ hiệu quả nhất từ dân gian tới bệnh viện

Thứ Hai, 07-05-2018

Để chữa bệnh trĩ có rất nhiều cách đơn giản, hiệu quả như dùng lá trầu không, hoa thiên lý hay các loại thuốc chữa bệnh trĩ có tác dụng làm mềm phân, giúp giảm đau sưng, chảy máu nhanh chóng. Những phương pháp này thích hợp cho cả người mắc bệnh trĩ nội, trĩ ngoại. Tuy nhiên cần áp dụng ngay khi mới bị kết hợp với việc thay đổi lối sống để đạt được kết quả tốt nhất.

Nội dung bài viết bao gồm:

Bệnh trĩ: Tỷ lệ mắc ngày càng tăng – Biến chứng ngày càng nặng

  1. Bệnh trĩ là gì?
  2. Dấu hiệu nhận biết bệnh trĩ
  3. Nguyên nhân gây bệnh trĩ
  4. Biến chứng của bệnh trĩ khi không được điều trị

11 cách chữa bệnh trĩ hiệu quả nhất tại nhà

Các phương pháp điều trị bệnh trĩ tốt nhất tại bệnh viện

  1. Dùng thuốc chữa bệnh trĩ nội, trĩ ngoại
  2. Cách chữa bệnh trĩ ngoại huyết khối (thuyên tắc)
  3. Cách điều trị bệnh trĩ nội trường hợp sa búi trĩ
  4. Phương pháp điều trị bệnh trĩ bằng thủ thuật và phẫu thuật

Cách điều trị bệnh trĩ nội trĩ ngoại bằng đông y

Muốn chữa bệnh trĩ dứt điểm cần chú ý

Bệnh trĩ: Tỷ lệ mắc ngày càng tăng – Biến chứng ngày càng nặng

Hiện nay, tỷ lệ bệnh nhân mắc trĩ đang ngày càng gia tăng nhanh chóng. Bệnh có khuynh hướng ảnh hưởng nhiều hơn đến giới trẻ, những người làm việc văn phòng hay những đối tượng lạm dụng bia rượu quá đà.

Tuy nhiên, theo Ts. Bs Nguyễn Thị Quỹ – nguyên Phó chủ tịch Hội Tiêu Hóa tại Hà Nội, rất ít bệnh nhân khi phát hiện mắc bệnh trĩ chủ động đi thăm khám và điều trị ngay. Đa số mọi người đều giấu bệnh vì e ngại, kết quả làm bệnh tiến triển nặng thêm và gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe và cuộc sống hàng ngày như thiếu máu, thuyên tắc trĩ, thuyên tắc hậu môn trực tràng…

Vậy bệnh trĩ là gì mà nguy hiểm đến vậy? Phương pháp chữa bệnh trĩ nào tối ưu nhất hiện nay? Hãy cùng chúng tôi đi tìm kiếm câu trả lời cho những vấn đề này thông qua bài viết dưới đây.

1. Bệnh trĩ là gì?

Theo định nghĩa y khoa, bệnh trĩ là hiện tượng căng giãn quá mức xảy ra ở các đám rối tĩnh mạch nằm trong các mô ở khu vực xung quanh hậu môn trực tràng. Do gặp áp lực quá lớn, các tĩnh mạch căng phồng lên khiến cho các mô cũng bị sưng đỏ và có biểu hiện viêm tạo thành các búi trĩ nằm bít tắc trong hậu môn hoặc sa hẳn ra ngoài. Xuất phát từ đặc điểm này mà cái tên “lòi dom” mới ra đời và được dân gian sử dụng phổ biến khi nói về bệnh trĩ.

cách chữa bệnh trĩ hiệu quả
Việc tìm ra cách chữa bệnh trĩ hiệu quả là mối bận tâm của nhiều người

Dựa vào vị trí xuất hiện của búi trĩ mà căn bệnh này được chia thành 2 dạng chính là trĩ nội và trĩ ngoại. Trong đó:

  • Bệnh trĩ nội: Được hình thành do sự phình giãn của các tĩnh mạch trĩ nằm bên trên đường lược. Búi trĩ có biểu hiện sung huyết, chảy máu và nhưng chúng sẽ ngày càng phát triển to dần và đến một lúc nào đó sẽ bị sa ra ngoài ống hậu môn.
  • Bệnh trĩ ngoại: Các búi trĩ được hình thành và phát triển ở bên dưới đường lược hậu môn. Trường hợp này các tĩnh mạch nằm xung quanh hậu môn bị phình to và bằng mắt thường chúng ta có thể dễ dàng phát hiện ra chúng nên được gọi là bệnh trĩ ngoại.

Trong số các bệnh lý về hậu môn trực tràng thì số người mắc bệnh trĩ chiếm tỷ lệ hàng đầu. Theo thống kê có đến 55% dân số Việt Nam mắc bệnh trĩ. Bệnh có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, trong đó nhiều nhất là lứa tuổi từ 45-65 với tỷ lệ mắc bệnh chiếm tới 60-70% trong tổng số các ca bệnh. Điều đáng báo động là tỷ lệ mắc bệnh trĩ ở trẻ em dưới 5 tuổi đang ngày càng có khuynh hướng gia tăng. Chỉ tính riêng số trẻ được cha mẹ đưa đi khám và điều trị bệnh thì đã chiếm tới gần 1%.

Việc điều trị bệnh trĩ càng được tiến hành sớm thì khả năng khỏi bệnh sẽ càng cao. Ở mức độ nặng nhất, bệnh trĩ có thể được chữa khỏi bằng biện pháp phẫu thuật. Tuy nhiên đây vẫn chưa phải là giải pháp hữu hiệu nhất bởi bệnh hoàn toàn có thể tái phát trở lại nếu chúng ta chưa giải quyết được căn nguyên của nó. Vấn đề cốt lõi là bạn phải nhận biết được các dấu hiệu của bệnh trĩ cũng như những nguyên nhân gây ra bệnh để có hướng phòng ngừa và chữa trị hiệu quả hơn.

2. Dấu hiệu nhận biết bệnh trĩ

Như phần trên của bài viết có đề cập, bệnh trĩ bao gồm hai loại chủ yếu là trĩ nội và trĩ ngoại. Mỗi loại có những điểm đặc trưng riêng nên chúng ta cần phân biệt được đặc điểm từng loại để xác định được chính xác dạng bệnh mình mắc phải.

  • Triệu chứng bệnh trĩ nội:

Bệnh trĩ nội được hình thành bên trong lòng ống hậu môn và có bề mặt chính là lớp niêm mạc nằm bao phủ ống hậu môn. Khu vực này không có dây thần kinh cảm giác nên thường không gây đau khi mới xuất hiện. Do vậy mà chúng ta không thể nhìn hay sờ thấy búi trĩ.

Đi từ nhẹ đến nặng, bệnh trĩ nội được chia thành 4 giai đoạn phát triển gồm trĩ nội độ 1, 2, 3, và 4.  Theo thời gian các búi trĩ sẽ dần sưng to hơn. Chúng nằm chắn ngang ống hậu môn nên sẽ bị cọ sát với phân mỗi khi đi đại tiện, từ đó dẫn đến chảy máu. Trường hợp nhẹ máu chỉ dính một chút ngoài khuôn phân nhưng cũng có khi máu chảy thành giọt hoặc bắn thành tia. Khi gặp áp lực quá lớn, búi trĩ sẽ sa hẳn ra ngoài ống hậu môn khiến bệnh nhân cảm thấy vướng víu, đau đớn và khó chịu.

  • Dấu hiệu của bệnh trĩ ngoại: 

Bệnh trĩ ngoại do các tĩnh mạch nằm bên ngoài hậu môn tạo thành và được bao phủ bằng lớp biểu mô lát tầng ở bên ngoài. Búi trĩ ngoại có hình dáng trông như những khối thịt thừa và có thể gây đau, chảy máu khi đi đại tiện hoặc khi cọ sát vào đáy quần.

trĩ gây sưng đau hậu môn
Sưng đau là dấu hiệu điển hình của bệnh trĩ ngoại

Ngoài ra, các búi trĩ nội hay trĩ ngoại đều có thể tiết dịch khiến khu vực hậu môn luôn trong tình trạng ẩm ướt. Điều này tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn hoành hành gây ngứa hậu môn và khiến cho búi trĩ sưng to hơn.

Trong cùng một thời điểm, chúng ta có thể bị cả bệnh trĩ nội và bệnh trĩ ngoại. Các búi trĩ có thể hợp lại với nhau tạo thành một búi trĩ to hơn được gọi là trĩ hỗn hợp. Để hình dung rõ hơn về hai loại trĩ này bạn có thể xem thêm một số hình ảnh của bệnh trĩ nội ngoại thường gặp

3. Nguyên nhân gây bệnh trĩ

Để tìm ra được cách chữa bệnh trĩ hiệu quả và phù hợp nhất thì trước tiên bạn cần nhận biết được thủ phạm gây bệnh cho bản thân mình. Các nguyên nhân gây bệnh trĩ khá đa dạng, đôi khi nó xuất phát từ những điều rất đơn giản mà không ai ngờ tới như:

  • Ít vận động: 

Cơ thể ít vận động, đứng nhiều hoặc ngồi quá lâu một chỗ sẽ khiến cho khả năng tuần hoàn máu trong cơ thể kém  và làm tăng áp lực lên các tĩnh mạch trĩ. Điều này cũng khiến cho các cơ co thắt ở hậu môn suy yếu dần và dẫn đến bệnh trĩ.

  • Táo bón lâu ngày:

Táo bón là một trong những nguyên nhân gây bệnh trĩ phổ biến nhất. Khi bị táo bón, phân trở nên khô cứng nên chúng ta phải dùng sức rặn mạnh để tống phân ra ngoài. Tình trạng diễn ra thường xuyên và kéo dài thúc đẩy các búi trĩ dần hình thành.

  • Mang thai và sinh nở

Phụ nữ trong thời kì sinh đẻ là những đối tượng có nguy cơ bị bệnh trĩ cao nhất. Trong giai đoạn này, kích thước tử cung sẽ ngày càng giãn nở to để theo kịp đà phát triển của em bé, cùng với sự gia tăng cân nặng của các bà bầu khiến cho khu vực hậu môn phải chịu một sức ép rất lớn. Do vậy mà bệnh trĩ mới có cơ hội bùng phát.

  • Cơ thể bị thiếu nước:

Khi cơ thể bị thiếu nước, bạn không những có nguy cơ bị táo bón cao mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng lưu thông máu trong cơ thể. Các cơ co bóp ở hậu môn kém được tưới máu nuôi dưỡng nên hoạt động rất yếu, từ đó mới gây ra bệnh trĩ.

  • Chế độ ăn uống mất cân bằng:

Việc ăn uống quá nhiều đồ béo, chất đạm hay các thức ăn cay nóng trong khi ít ăn rau khiến chúng ta rất dễ bị táo bón cũng như bệnh trĩ.

  • Lớn tuổi:

Càng lớn tuổi thì khả năng co bóp đàn hồi của các cơ co bóp cạnh hậu môn càng kém dần. Do vậy mà các tĩnh mạch trĩ bị giãn nở to hơn tạo thành búi trĩ.

  • Lao động nặng nhọc: 

. Những người làm việc chân tay nặng nhọc như thợ khuân vác, công nhân xây dựng…cũng rất dễ mắc bệnh trĩ do vùng xương chậu thường xuyên phải chịu một áp lực lớn.

Khuôn vác nặng nhọc là nguyên nhân phổ biến gây bệnh trĩ
Khuôn vác nặng nhọc là nguyên nhân phổ biến gây bệnh trĩ
  • Mắc các bệnh đường ruột: 

Bệnh trĩ được xem là biến chứng của nhiều căn bệnh ở đường ruột. Trong đó phải kể đến các bệnh như kiết lỵ, viêm đại tràng, viêm trực tràng… Những đối tượng này thường thường bị tiêu chảy hoặc táo bón thất thường làm thành hậu môn bị tổn thương sinh ra trĩ.

  • Stress:

Rất nhiều nghiên cứu đã chỉ ra, căn thẳng kéo dài sẽ kích thích hệ thần kinh trung ương sản sinh ra một chất khiến cơ thể mệt mỏi, khả năng co giãn của các cơ cạnh hậu môn cũng giảm. Do vậy mà những người thường xuyên bị stress có nguy cơ mắc bệnh trĩ khá cao.

  • Thói quen đi đại tiện chưa đúng:

Dùng sức rặn để tống phân ra ngoài, ngồi lâu trong nhà vệ sinh, vệ sinh hậu môn không sạch sẽ hay như thói quen tranh thủ thời gian đi cầu để đọc báo cũng là yếu tố nguy cơ tiềm ẩn khiến nhiều người mắc bệnh trĩ.

Tìm hiểu kĩ hơn các nguyên nhân gây bệnh tại bài viết: Những nguyên nhân gây ra bệnh trĩ phổ biến nhất

4. Biến chứng của bệnh trĩ khi không được điều trị

Có thể thấy các triệu chứng như đau, chảy máu khi đi ngoài hoặc sa búi trĩ… gây ra không biết bất tiện và khó chịu cho người bệnh. Nguy hiểm hơn, khi không được điều trị đúng cách hoặc chậm trễ trong việc chữa trị, căn bệnh này có thể gây ra rất nhiều biến chứng như:

  • Thiếu máu:

Chứng thiếu máu xảy ra khi bệnh nhân bị đi ngoài ra máu thường xuyên và số lượng máu mất nhiều. Nếu chế độ dinh dưỡng không thể cung cấp đủ sắt cho cơ thể tái tạo hồng cầu thì bệnh nhân sẽ bị thiếu máu trầm trọng hơn. Lúc này cơ thể sẽ luôn trong tình trạng mệt mỏi, hoa mắt, chóng mặt, người gầy yếu, da dẻ xanh xao.

  • Tắc mạch trĩ:

Biến chứng này có thể xảy ra ở cả người mắc bệnh trĩ nội lẫn bệnh trĩ ngoại. Khi bị tắc mạch trĩ, búi trĩ thường có màu xanh phớt do sự hình thành của cục máu đông nằm trong lòng mạch máu. Bệnh nhân có biểu hiện đau dữ dội ở hậu môn khiến cho việc đứng, ngồi hay đi lại đều gặp khó khăn.

  • Sa nghẹt trĩ:

Sa nghẹt trĩ là biến chứng phổ biến ở người mắc bệnh trĩ nội lâu ngày. Tình trạng này xảy ra khi búi trĩ sưng to và bị sa ra ngoài lâu ngày mà không thể tự co lên được. Điều này khiến bệnh nhân vô cùng đau đớn.

  • Nhiễm khuẩn hậu môn:

Các khe và nhú nằm ở hậu môn có thể bị nhiễm khuẩn, sưng to và viêm do ảnh hưởng của dịch tiết ở búi trĩ. Kèm theo đó là cảm giác ngứa, đau và nóng rát ở hậu môn. Thăm khám lâm sàng thấy khu vực bị nhiễm khuẩn có biểu hiện phù nề và có thể bị lở loét do bội nhiễm.

  • Nhiễm trùng máu: 

Khi bệnh trĩ đang trong giai đoạn gây lở loét ở hậu môn, vi khuẩn có thể xâm nhập vào trong mạch máu gây nhiễm trùng máu. Biến chứng này khá nguy hiểm, bệnh nhân có thể bị số nhiễm trùng dẫn đến tử vong nếu không được xử lý cấp cứu kịp thời.

  • Viêm nhiễm phụ khoa:

Ở nữ giới do khoảng cách giữa hậu môn và cửa ngõ âm đạo khá gần nên vi khuẩn từ búi trĩ có thể tấn công làm viêm nhiễm bộ phận sinh dục nữ. Vì vậy mà chị em phụ nữ không nên xem nhẹ căn bệnh này.

Như vậy có khá nhiều mối nguy tiềm ẩn về sức khỏe khi chúng ta mắc bệnh trĩ. Nhận thức rõ điều này, mọi người nên tích cực hơn trong việc điều trị bệnh. Việc giữ tâm lý e ngại, chủ quan sẽ khiến bạn phải gánh hậu quả khôn lường.

11 cách chữa bệnh trĩ hiệu quả nhất tại nhà

Một số mẹo chữa trị bệnh trĩ tại nhà như chườm nước ấm, dùng rau diếp cá hay đắp lá bỏng…tuy đơn giản nhưng lại có tác dụng khá tốt nếu như chúng ta áp dụng ngay khi mới bị trĩ.

1. Ngâm nước ấm chữa bệnh trĩ

Ngâm nước ấm là phương pháp chữa bệnh trị dân gian đã được ứng dụng từ rất lâu đời và được ghi chép trong nhiều tài liệu y học cổ. Hơi nóng sẽ giúp đả thông kinh mạch, kích thích lưu thông máu ở búi trĩ , giảm sưng và xoa dịu cảm giác đau rát ở hậu môn. Đây là một mẹo đơn giản, an toàn, ai cũng có thể tự thực hiện tại nhà.

chữa bệnh trĩ bằng nước ấm
Mẹo chữa bệnh trĩ bằng nước ấm rất đơn giản nhưng cho tác dụng giảm đau nhanh
  • Cách 1: Khi đi tắm, bạn rửa hậu môn cho sạch sẽ rồi ngâm mình trong bồn tắm chứa nước ấm 20 phút. Chỉ như vậy thôi cũng giúp giảm cảm giác đau đớn, làm cho cơ thể được thư giãn, thoải mái hơn.
  • Cách 2: Bạn lấy 50g muối ăn pha chung với 5 lít nước ấm có nhiệt độ khoảng 45 độ. Cho hỗn hợp nước muối pha loãng vào một cái chậu và ngồi vào đó ngâm hậu môn khoảng 15 phút. Sự kết hợp với muối sẽ giúp sát trùng, ngăn ngừa nhiễm khuẩn ở hậu môn.

2. Chữa bệnh trĩ bằng chườm đá

Nếu như nước ấm có thể giúp cơn đau nhanh chóng thì hơi lạnh của đá cũng có tác dụng không thua kém. Nó vừa giúp giảm đau lại có tác dụng ngăn chặn không cho búi trĩ tiếp tục sưng to hơn.

Cách thực hiện:

Trước tiên, chúng ta lấy vài cục đá lạnh đem bọc trong một túi sạch. Sau đó vệ sinh hậu môn sạch sẽ và chườm túi đá áp sát vào khu vực bị đau, để trong 15 phút. Nếu bị đau nhiều thì mỗi ngày có thể thực hiện 3-4 lần.

3. Cách chữa bệnh trĩ bằng rau diếp cá

Phân tích thành phần của rau diếp cá, các nhà nghiên cứu nhận thấy loại rau này chứa một lượng lớn các chất như Quercetin, Isoquercetin. Đây là những hoạt chất có tác dụng làm bền thành mạch và giúp các cơ vòng ở hậu môn có độ đàn hồi tốt hơn.

Ngoài ra, y học cổ truyền cũng ghi nhận rau diếp cá có tính mát, giúp thanh nhiệt, giải độc, kháng khuẩn, tiêu viêm, trị nóng trong, táo bón. Với những công dụng tuyệt vời như vậy nên rau diếp cá thường có mặt trong thực đơn ăn uống hàng ngày của nhiều gia đình, ngoài ra nó còn được dân gian tin dùng sử dụng như một vị thuốc chữa bệnh trĩ hiệu quả.

Chú Bạch Sương, 43 tuổi, một bệnh nhân bị trĩ lâu năm tại Thanh Hóa cho biết: Tôi bị bệnh trĩ nội độ 3 đã gần chục năm nay. Nhà thì xa bệnh viện mà kinh tế gia đình cũng eo hẹp nên tôi chỉ đi khám bệnh đúng có một lần rồi thôi. Mỗi lần búi trĩ sa ra ngoài đau lắm nhưng tôi chỉ cần lấy lá diếp cá giã chung với  vài hạt muối đắp lên hậu môn vài lần là thấy đỡ. Với lại trong vườn sẵn rau diếp cá nên ngày nào tôi cũng hái ăn để dễ đi cầu. Chỉ có như vậy thôi mà tôi có thể sống chung với bệnh trĩ bao nhiêu năm nay. Công nhận anh diếp cá này hay thật.

Ngoài cách trên, thành viên phuongminh562 có chia sẻ trên webtretho thêm một cách điều trị bệnh trĩ hiệu quả từ rau diếp cá như sau:

Cách trị bệnh trĩ hiệu quả nhất bằng rau diếp cá
Một chia sẻ của độc giả về cách trị trĩ bằng rau diếp cá

Bạn chuẩn bị rau diếp cá, lá dâu tằm và lá trầu không mỗi thứ một nắm lượng bằng nhau. Đem rửa sạch và cho tất cả vào nấu chung với 2 lít nước, đun sôi để lửa nhỏ liu riu 15 phút. Sau đó gạn nước ra một cái bô sạch rồi ngồi lên trên xông. Thực hiện mỗi ngày 1 lần vào buổi tối để không bị cơn đau làm ảnh hưởng đến giấc ngủ.

Bạn có muốn biết thêm: 4 cách trị bệnh trĩ bằng rau diếp cá tại nhà

4. Cách chữa bệnh trĩ bằng dầu dừa

Tại sao dầu dừa lại có thể trị trĩ được? Hiệu quả này có được là nhờ trong thành phần của nó có chứa nhiều chất béo no và hàm lượng cao các vitamin E, K. Chúng có tác dụng chống oxi hóa, làm bền thành tĩnh mạch. Ngoài ra, dầu dừa còn có đặc tính sát khuẩn, chống viêm tự nhiên nên có khả năng làm thu nhỏ búi trĩ, giảm cảm giác ngứa ngáy khó chịu ở hậu môn.

cách trị bệnh trĩ bằng dầu dừa
Cách trị bệnh trĩ bằng dầu dừa đang được rất nhiều bệnh nhân áp dụng
  • Cách 1: Lấy nước ấm rửa sạch và thấm khô hậu môn. Sau đó dùng bông gòn thấm một ít dầu dừa thoa vào khu vực cần điều trị. Áp dụng mỗi ngày 1-2 lần, mỗi lần để trong 30 phút rồi rửa lại cho sạch.
  • Cách 2: Uống 2-3 thìa dầu dừa trước các bữa ăn chính hoặc dùng dầu dừa để chiên xào các món ăn. Làm như vậy sẽ giúp đường tiêu hóa được trơn tru, hạn chế tình trạng táo bón và cải thiện các triệu chứng của bệnh trĩ.

5. Cách chữa bệnh trĩ bằng lá thiên lý

Cây hoa thiên lý được rất nhiều gia đình trồng trong sân nhà, vừa để lấy rau ăn, lại có tác dụng làm cảnh và cho bóng mát. Theo y học cổ truyền, lá thiên lý có tác dụng an thần, làm mát và bồi bổ cơ thể. Đặc biệt nó còn chứa chất ancaloit có tác dụng gây tê tại chỗ, giảm cảm giác đau đớn khi bị trĩ.

Dưới đây là hai bài thuốc chữa bệnh trĩ hiệu quả nhất từ lá thiên lý đang được dân gian áp dụng:

  • Cách 1: Chuẩn bị 100g lá thiên lý non hoặc lá bánh tẻ và 5g muối ăn. Đem rửa sạch lá thiên lý và giã nát với muối. Thêm 30ml nước đun sôi để nguội vào hỗn hợp quậy lên cho đều. Cuối cùng dùng bông gòn thấm lấy nước đắp vào chỗ lòi dom mỗi lần 30 phút. Thực hiện đều đặn 1-2 ngày một lần để nhanh khỏi bệnh.
  • Cách 2: Bạn cũng lấy khoảng 100g lá và hoa thiên lý đem nấu canh ăn hoặc say nhuyễn lấy nước uống. Mỗi ngày dùng khoảng 3-4 chén.

Tốt nhất nên kết hợp cả hai cách trên để tấn công bệnh trĩ từ bên trong lẫn bên ngoài, rút ngắn được thời gian điều trị. Nước lá thiên lý có tính mát nên những người có thể hàn không nên uống.

 6. Mẹo chữa bệnh trĩ bằng cây lá bỏng

Cây lá bỏng được đông y xếp vào nhóm các vị thuốc có tính mát, vị hơi chua, không chứa độc tố nên dùng rất an toàn cho sức khỏe. Đối với những người mắc bệnh trĩ thì lá bỏng có khả năng tiêu viêm, giảm đau khi búi trĩ bị sưng và sa ra ngoài.

  • Cách 1: Lấy 50g lá bỏng (loại tươi, mập mạp) rửa sạch, giã thật nát rồi lọc lấy nước uống. Phần bã giữ lại đắp trực tiếp vào hậu môn trong 20 phút. Mỗi ngày thực hiện một lần.
  • Cách 2: Dùng lá bỏng và rau sam, chuẩn bị mỗi thứ 6g, rửa sạch sau đó đem sắc lấy nước đặc uống hàng ngày.

7. Bí kíp chữa bệnh trĩ bằng quả sung

Bản thân là kế toán của một công ty xuất nhập khẩu nên công việc của tôi rất bận rộn, có ngày phải ngồi liên tục 10 tiếng đồng hồ ở công ty. Chính vì vậy mà không chỉ bị thoái hóa đốt sống lưng tôi còn bị cả trĩ nữa. Cũng may tôi được một chị đồng nghiệp trong công ty mách nước cho cách chữa bệnh trĩ bằng quả sung nên áp dụng liền. Sau 1 tháng áp dụng tôi thấy dễ đi cầu hơn và không còn bị đi ngoài ra máu nữa.

Dùng quả sung làm thuốc chữa bệnh trĩ
Dùng quả sung làm thuốc chữa bệnh trĩ nội trĩ ngoại

Đơn giản lắm, mỗi ngày bạn chỉ cần hái 3-4 quả sung ăn sống là được. Để chống ngán tôi còn hái sung tươi đem muối chua ăn vừa đưa cơm lại giúp tiêu hóa tốt hơn. Thật ra mới đầu bản thân tôi cũng không tin lắm nhưng về tìm hiểu mới biết quả sung chứa nhiều chất xơ, sắt và nhiều loại vitamin như A, B, C, K có tác dụng nhuận tràng và kích thích tiêu hóa nên mới đánh liều áp dụng đại. Ai ngờ hiệu quả thật.

Đó là chia sẻ của độc giả Phung_nguyen***@gmail.com về mẹo điều trị bệnh trĩ bằng quả sung. Theo tìm hiểu chúng tôi được biết, quả sung trong y học cổ truyền có vị ngọt, tính bình, giúp giải độc, tiêu viêm, làm sạch đường ruột. Thậm chí nó còn được sử dụng như một vị thuốc chữa trị các bệnh lý ở đường tiêu hóa như táo bón, kiết lỵ, bệnh sa trực tràng và cả bệnh trĩ.

Ngoài quả sung thì nhiều người còn sử dụng cả lá sung làm thuốc trị bệnh trĩ. Theo đó thì bạn có thể hái một nắm lá sung đem nấu nước, đun sôi kỹ và lấy xông hậu môn vào mỗi buổi tối trước khi đi ngủ, mỗi lần thực hiện 30 phút. Làm cách này sẽ giúp giảm đau và tiêu búi trĩ khá tốt.

Bài viết: Cách chữa bệnh trĩ bằng quả sung sẽ hướng dẫn bạn chi tiết hơn về cách trị này.

8. Cách trị bệnh trĩ bằng lá trầu không

Nghiên cứu đã chỉ ra, tinh dầu được chiết xuất từ lá trầu không có đặc tính kháng khuẩn, tiêu viêm mạnh. Nó giúp làm giảm các triệu chứng sưng đau, ngứa ngáy của bệnh trĩ mà hoàn toàn không gây bất kì tác dụng phụ nào.

  • Cách 1: Hái khoảng 10 lá trầu không, đem rửa sạch và nấu với 2 lít nước. Chờ cho nước nguội còn 50 độ thì ngâm hậu môn 15 phút. Áp dụng sau mỗi lần đi đại tiện sẽ giúp bớt đau và làm búi trĩ nhanh thu nhỏ lại.
  • Cách 2: Chuẩn bị 7 lá trầu không , 1 trái cau ăn trầu, 7 trái bồ kết  và 7 hạt gấc đã được tách bỏ vỏ đen bên ngoài, 1 chút  muối hạt.  Các nguyên liệu giã nát ra rồi cho vào nồi nấu với 2 lít nước để xông hậu môn. Theo kinh nghiệm của một số người từng áp dụng cách này thì sau khoảng 3 ngày thực hiện sẽ thấy bệnh tình cải thiện rõ rệt.

9. Cách chữa bệnh trĩ hiệu quả với đu đủ xanh

Đu đủ không chỉ là một thực phẩm được nhiều người ưa thích mà còn được dùng để chữa nhiều căn bệnh khác nhau, đặc biệt là bệnh trĩ. Theo các chuyên gia, nhựa của đu đủ xanh có công dụng làm co mạch búi trĩ, hạn chế búi trĩ không bị sa ra ngoài. Hơn nữa, các thành phần có trong đu đủ như vitamin A, C, B1, B2, các khoáng chất như kali, canxi, sắt, magie, thiamin, riboflavin giúp hạn chế tình trạng táo bón không xảy ra.

  •  Nguyện liệu: 2 quả đu đủ xanh có nhiều nhựa.
  • Thực hiện: Rửa sạch đu đủ và bổ đôi quả, buộc úp hai nửa quả vào 2 bên cẳng chân và để qua đêm. Nên để phần cuống đu đủ lên trên mới đạt hiệu quả tối ưu. Sáng hôm sau ngủ dậy thì tháo ra và lau sạch. Thực hiện mỗi ngày một lần.

Ngoài ra, bạn có thể dùng đu đủ chế biến thành các món ăn bài thuốc hỗ trợ điều trị trĩ như sinh tố đu đủ, đu đủ hầm lòng heo, đu đủ hầm xương…

10. Cách trị bệnh trĩ bằng thuốc làm mền phân

Các trường hợp bị bệnh trĩ do táo bón có thể mua thuốc làm mềm phân uống để khắc phục tình trạng táo bón. Các thuốc này hoạt động bằng cách làm tăng khả năng thẩm thấu và giữ nước trong đường ruột, giúp phân được làm mềm và được đào thải ra ngoài một cách dễ dàng mà không phải rặn mạnh khi đi cầu. Qua đó cải thiện các triệu chứng của bệnh trĩ nội và trĩ ngoại.

Các thuốc làm mềm phân có nhiều loại khác nhau, chúng được bào chế dưới các dạng viên nang, viên nén hay dung dịch lỏng. Trong đó được bác sĩ chỉ định phổ biến nhất là các thuốc như Docusat natri, Doxinate,  Colace,  Fleet Sof-Lax…

Điều trị bệnh trĩ bằng thuốc làm mềm phân Fleet Sof Lax
Điều trị bệnh trĩ bằng thuốc làm mềm phân Fleet Sof Lax

Thông thường sau khi sử dụng, thuốc làm mềm phân sẽ cho tác dụng sau khoảng 12-72 giờ. Trong quá trình sử dụng nếu thấy khả năng đi cầu đã trở lại bình thường thì người bệnh nên ngưng dùng thuốc ngay, nếu không sẽ rất dễ bị tiêu chảy và làm tăng nguy cơ nhiễm trùng hậu môn. Thời gian điều trị bệnh trĩ bằng thuốc làm mềm phân kéo dài không quá một tuần.

Một số tác dụng phụ của thuốc làm mềm phân bạn cần biết: Nổi phát ban ngoài da, sốt, buồn nôn, đau quặn bụng, khó thở… Nếu gặp bất kì biểu hiện xấu nào trong quá trình dùng thuốc làm mềm phân thì bạn nên ngưng uống thuốc ngay.

11. Sử dụng thuốc đặt/ kem bôi trị bệnh trĩ

Một số loại thuốc đặt hình viên đạn hay các loại kem bôi có tác dụng giảm đau, kháng viêm, làm co búi trĩ tại chỗ  nên được xem là cứu cánh cho nhiều người mắc bệnh trĩ. Dưới đây là một số loại thường dùng:

  • Thuốc đặt: Bao gồm Proctolog, Avenoc, Witch Hazel, Calmol, Neo Haelar, Anusol… Chúng có hình viên đạt và được nhét trực tiếp vào hậu môn. Thuốc sẽ từ từ tan hết và phát huy tác dụng nhanh chóng. Trong chuyên mục cũng từng có bài viết đề cập chi tiết đến thuốc đặt hậu môn chữa bệnh trĩ . Bạn nên tham khảo thêm để biết được các dạng cũng như cách dùng loại thuốc này sao cho đạt hiệu quả tốt nhất.
  • Thuốc bôi trị bệnh trĩ: Proctolog, Hemorrhostop, Titanoreine… Các thuốc này có giá dao động từ vài chục cho tới vài trăn ngàn. Tùy theo tình trạng bệnh, mỗi ngày  bạn có thể thoa thuốc từ 1-3 lần. Tuy nhiên trước khi sử dụng nên làm sạch hậu môn để thuốc có khả năng thẩm thấu và phát huy tác dụng tốt hơn.

Tuy nhiên cần lưu ý những loại thuốc này thường chỉ có tác dụng làm giảm triệu chứng, nếu dùng không đúng cách cũng có thể gây tác dụng phụ và khiến bệnh trị lâu lành hơn. Vì vậy, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng bất cứ loại nào.

⇒ NHẬN XÉT: Những cách chữa bệnh trĩ tại nhà ở trên khá an toàn, dễ thực hiện và tiết kiệm chi phí. Kết hợp tốt với chế độ ăn uống, tập luyện có thể trị khỏi hoàn toàn bệnh trĩ nhẹ. Tuy nhiên, với các cấp độ nặng (3-4) chúng hầu như chỉ có tác dụng làm giảm triệu chứng chứ không thể giúp điều trị bệnh trĩ khỏi hẳn. Chính vì vậy khi áp dụng bạn nên thận trọng hỏi ý kiến những người có chuyên môn. Trong quá trình thực hiện nếu thấy bệnh tình không thuyên giảm thì bạn nên nhanh chóng tới bệnh viện khám để được điều trị tốt hơn.

Các phương pháp điều trị bệnh trĩ tốt nhất tại bệnh viện

Khi đi khám tại bệnh viện, bệnh nhân sẽ được bác sĩ thăm khám hậu môn kĩ càng để xác định chính xác bệnh nhân có bị trĩ hay không và bệnh đang ở mức độ nào. Căn cứ vào đó, bác sĩ sẽ lên phác đồ điều trị thích hợp với các phương pháp khác nhau.

1. Dùng thuốc chữa bệnh trĩ nội, trĩ ngoại

Các thuốc chữa bệnh trĩ được sử dụng chủ yếu nhằm mục đích làm giảm các triệu chứng của bệnh. Do vậy tùy theo biểu hiện bệnh trĩ đang gặp phải, bệnh nhân có thể được chỉ định một trong các loại thuốc sau:

  • Thuốc làm bền thành mạch: Ginkor fort, Rutin, Flavonoide, hay Daflon…
  • Thuốc giảm đau rát ở hậu môn: Bên cạnh các thuốc bôi và thuốc đặt thì còn có các thuốc giảm đau theo đường uống như Paracetamol, Aspirin hay Ibuprofen.
Aspirin là thuốc trị bệnh trĩ có tác dụng giảm đau nhanh
Aspirin là thuốc trị bệnh trĩ có tác dụng giảm đau nhanh
  • Thuốc kháng viêm, giảm sưng búi trĩ: Có nhiều loại khác nhau nhưng thông dụng nhất là alpha Chymotrysine
  • Thuốc diệt khuẩn, ngăn ngừa nhiễm trùng: Nhóm này bao gồm các loại thuốc kháng sinh hay các thuốc chứa oxit kim loại.
  • Thuốc điều trị tắc mạch: Heparin, Clopidogrel hay Ticlopidin…

Ngoài ra, nếu nguyên nhân gây bệnh trĩ được xác định là do ảnh hưởng của các bệnh lý như viêm đại trực tràng, hội chứng ruột kích thích… thì cần dùng thêm thuốc điều trị các căn bệnh này. Trường hợp bị bệnh trĩ khi mang thai, chị em chỉ nên dùng thuốc khi bị bệnh nặng dưới sự chỉ định và theo dõi chặt chẽ của bác sĩ để đảm bảo an toàn cho thai nhi.

2. Cách chữa bệnh trĩ ngoại huyết khối (thuyên tắc)

Trường hợp bị thuyên tắc trĩ, một trong những biến chứng thường gặp củ bệnh trĩ ngoại. Do hình thành cục máu đông nên búi trĩ sẽ sưng to và gây đau. Cần có phương pháp điều trị riêng như sau:

  • Trường hợp thuyên tắc trĩ không quá trầm trọng, bệnh nhân không bị đau nhiều: Có thể xoa dịu cảm giác đau đớn bằng các ngâm hậu môn vào nước ấm theo như đã hướng dẫn ở trên. Ngoài ra, người bệnh còn được sử dụng thuốc làm mềm phân để không bị  đau khi đi ngoài.
  • Nếu búi trĩ sưng to, cơn đau dữ dội tới mức không chịu được: Cần thực hiện tiểu phẫu để lấy cục máu đông ra ngoài. Sau khi chích thuốc gây tê tại chỗ, bác sĩ chích rạch một đường nhỏ  trên búi trĩ để tiếp cận với cục máu đông và lấy nó ra ngoài. Cảm giác  đau sẽ thuyên giảm rõ rệt sau khi đã lấy cục máu đông ra ngoài. Kèm theo đó bệnh nhân còn được sử dụng các thuốc giảm đau như Acetaminophen hay Motrin để không còn cảm giác khó chịu cho đến khi vết rạch lành lại.

3. Cách điều trị bệnh trĩ nội trường hợp sa búi trĩ

Trường hợp búi trĩ nội bị sa hẳn ra ngoài bác sĩ có thể chỉ định cho bệnh nhân dùng thuốc kháng viêm, tiêu sưng để thu nhỏ búi trĩ lại hoặc nhẹ nhàng đẩy chúng vào lại trong hậu môn.

Tuy nhiên nếu búi trĩ sưng quá to và không thể  tác động đẩy chúng trở lại hậu môn được thì cần thiết phải tiến hành các thủ thuật hay phẫu thuật để thu nhỏ trĩ, cắt trĩ. Việc chậm trễ có thể khiến búi trĩ bị nhiễm khuẩn, hoại tử.

4. Phương pháp điều trị bệnh trĩ bằng thủ thuật và phẫu thuật

Ngoài thuốc thì hiện nay với sự phát triển của y học hiện đại, bệnh nhân còn có cơ hội thoát khỏi bệnh trĩ nhờ các thủ thuật hay các công nghệ phẫu thuật hiện đại. Mỗi phương pháp sẽ có những đặc điểm riêng và được áp dụng cho những nhóm đối tượng nhất định.

# Chích xơ búi trĩ:

Thủ thuật này được chỉ định chó những trường hợp mắc bệnh trĩ nhẹ (độ 1, 2). Một chất hóa học sẽ được chích trực tiếp vào bờ trên của cuống trĩ để tạo xơ và ngăn cản không cho máu lưu thông vào nuôi dưỡng búi trĩ. Sau một thời gian ngắn búi trĩ dần teo lại và bị sơ hóa. Thủ thuật này sẽ được tiến hành vài lần liên tục, khoảng cách giữa các lần có thể là 3-4 ngày tùy theo chỉ định của bác sĩ.

Một số rủi ro có thể xảy ra khi chích xơ búi trĩ: Chảy máu nhiều, đau nhức, sốt, viêm loét hoặc hoại tử tại chỗ tiêm.

Chích xơ búi trĩ là một trong những cách trị bệnh trĩ hiệu quả nhất
Chích xơ búi trĩ là một trong những phương pháp chữa bệnh trĩ đang được áp dụng tại bệnh viện

# Thắt trĩ bằng vòng cao su

Những bệnh nhân bị trĩ nội có các búi trĩ tách biệt nhau sẽ được chỉ định thắt trĩ. Khi thực hiện bác sĩ sẽ dùng một hoặc hai vòng cao su thắt ngay gốc trĩ. Làm như vậy sẽ cắt đứt đường lưu thông máu đến nuôi búi trĩ khiến nó bị rụng đi sau đó vào ngày.

Sau thắt trĩ, bệnh nhân có thể bị đau vài ngày và có thể bị chảy máu nhưng không nhiều. Rất nhiều trường hợp đạt được hiệu quả tốt sau khi thực hiện thủ thuật thắt trĩ.

# Chiếu tia laser, tia hồng ngoại hay lưỡng cực điện vào búi trĩ

Phương pháp này tận dụng nhiệt lượng hay luồng ánh sáng phát ra từ tia hồng ngoại, laser để thu nhỏ và làm teo búi trĩ nội. Khoảng 50% bệnh nhân thu được kết quả tốt sau khoảng 3 tuần, búi trĩ sẽ bị rụng dần, hoại tử rồi lành hẳn.

Bệnh nhân sẽ được sử dụng thuốc giảm đau trong một vài ngày sau khi thực hiện thủ thuật. So với biện pháp thắt trĩ thì phương pháp này được đánh giá thấp hơn vì tỷ lệ  tái phát sau khi thực hiện còn khá cao.

# Kẹp ghim: 

Kẹp ghim (hay còn gọi là ghim búi trĩ ) là thủ thuật được chỉ định để điều trị bệnh trĩ nội có búi trĩ bị sa ra ngoài hoặc trĩ chảy máu. Phương pháp này nhằm mục đích ngăn chặn không cho máu tiếp tục vào nuôi dưỡng các mô trĩ. Nó có ưu điểm là ít gây đau, thời gian phục hồi nhanh. Tuy nhiên sau thủ thuật bệnh nhân có nguy cơ tái phát cao và có thể bị sa trực tràng.

# Phẫu thuật cắt trĩ bằng phương pháp truyền thống

Phẫu thuật cắt trĩ cổ điển thường chỉ được áp dụng cho những bệnh nhân bị trĩ nội, trĩ ngoại độ 3, độ 4 và những trường hợp không đáp ứng được với các phương pháp điều trị khác. Bệnh nhân sẽ được gây mê và cắt bỏ tận gốc búi trĩ bằng dao.

Phương pháp này cho hiệu quả triệt để nhưng thường gây đau kéo dài. Bệnh nhân có thể bị mất máu nhiều hoặc gặp những biến chứng nặng nề như hẹp hậu môn, mất tự chủ khi đi đại tiện.

# Cắt trĩ bằng Longo:

Longo là phương pháp cắt trĩ hiện đại thích hợp cho nhiều đối tượng, những người mắc bệnh trĩ vòng hay trĩ nội độ 2 trở đi đều có thể thực hiện. Niêm mạc trĩ sẽ được loại bỏ nhờ vào máy khâu vòng qua một lần phẫu thuật duy nhất. Sau khi điều trị bệnh nhân không phải nằm viện lâu, thời gian hồi phục nhanh. Tuy nhiên giá thành của nó khá đắt đỏ nên không phải bệnh nhân nào cũng đủ điều kiện kinh tế để áp dụng.

Để hiểu rõ về quy trình cũng như ưu nhược điểm của phương pháp này, bạn có thể xem thêm bài viết: Phẫu thuật cắt trĩ bằng phương pháp longo 

# Phương pháp HCPT:

Nguyên tắc thực hiện của phương pháp này là sử dụng sóng điện cao tần ở khoảng 70 – 80 độ C để làm đông các mạch máu, tạo thành các mô sẹo và sử dụng dao điện cắt búi trĩ. Kỹ thuật HCPT được chỉ định cho những người mắc độ 2 ở mức độ nhẹ, búi trĩ còn nhỏ. Những trường hợp bị nặng hơn thì không thể thực hiện được.

Như bạn cũng thấy, dù là dùng thuốc chữa bệnh trĩ hay thực hiện các thủ thuật, phẫu thuật thì bệnh nhân cũng có thể đối mặt với nhiều tác dụng phụ và biến chứng nguy hiểm. Trong khi đó, các công nghệ chữa bệnh trĩ hiện đại dù được đánh giá cao về tính an toàn nhưng lại khá đắt đỏ. Sau khi được điều trị khỏi, bệnh trĩ vẫn có khả năng tái phát trở lại.

Cách điều trị bệnh trĩ nội trĩ ngoại bằng đông y

Trước những bất cập lớn còn tồn tại ở phương pháp chữa bệnh trĩ dân gian và Tây y, ngày càng có nhiều bệnh nhân tìm đến các bài thuốc Đông y với mong muốn được điều trị khỏi bệnh nhưng vẫn đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

1. Bệnh trĩ trong Đông y

Theo các thầy thuốc y học cổ truyền, nguyên nhân gây bệnh trĩ là do tạng phủ suy yếu, cơ thể bị tà khí xâm nhập khiến cho khí huyết ở khu vực hậu môn bị ứ trệ. Bên cạnh đó, các yếu tố về tâm lý, ăn uống, sinh hoạt hay đặc thù công việc cũng góp phần khiến bệnh trĩ khởi phát. Muốn điều trị được bệnh trĩ triệt để thì trước tiên phải tiến hành loại bỏ được các tác nhân gây bệnh song song với việc khắc phục các triệu chứng bệnh nhân đang gặp phải.

Các bài thuốc trị bệnh trĩ trong Đông y thường kết hợp nhiều loại thảo dược quý hiếm có sẵn trong tự nhiên. Chúng chứa các hoạt chất tự nhiên có tác dụng kháng khuẩn, tiêu viêm, chống sưng và làm bền thành mạch mà không gây tác dụng phụ cho sức khỏe. Một số bài thuốc còn được gia thêm các vị có tính năng thanh nhiệt, giải độc, điều hòa lục phủ ngũ tạng và nâng cao sức đề kháng cho bệnh nhân. Nhờ vậy bệnh trĩ nhanh khỏi và không còn cơ hội tái phát trở lại.

Đặc biệt, những bài thuốc điều trị bệnh trĩ trong Đông y còn thích hợp với mọi đối tượng bị bệnh, bao gồm cả người cao tuổi, trẻ em hay những trường hợp bị trĩ có bội nhiễm.

2. Bài thuốc đặc trị bệnh trĩ

Hiện nay, bệnh trĩ đã hoàn toàn có thể điều trị dứt điểm bằng bài thuốc “Thăng trĩ dưỡng huyết thang” của Trung tâm Nghiên cứu & Ứng dụng Thuốc dân tộc. Đây là một trong số ít bài thuốc Đông y không chỉ được bệnh nhân tin tưởng sử dụng mà còn được giới chuyên môn thẩm định và đánh giá rất cao về hiệu quả trong điều trị bệnh trĩ.

Bài thuốc đông y đặc trị bệnh trĩ Thăng dưỡng trĩ huyết thang
Thăng dưỡng trĩ huyết thang là bài thuốc đông y trị bệnh trĩ hiệu quả

# Thông tin về bài thuốc Thăng trĩ dưỡng huyết thang:

– Thành phần:

Sài hồ, chiết xuất tam thất, thăng ma, nghệ vàng, địa du, thảo dược đương quy và một số vị thuốc quý hiếm được khai thác trực tiếp từ các vùng  núi tây bắc. Các vị thuốc trên không được sử dụng theo một công thức cố định mà sẽ được các thầy thuốc của Trung tâm tăng giảm liều lượng hay thêm bớt sao cho phù hợp với cơ địa và tình trạng của từng bệnh nhân sau quá trình thăm khám kỹ lưỡng.

– Công dụng: 

  • Thông kinh, hoạt lạc, điều hòa khí huyết, làm mát máu
  • Thanh nhiệt, giải độc, hoạt trường
  • Kháng khuẩn, tiêu viêm, giảm sưng đau, làm búi trĩ dần bị teo nhỏ lại
  • Cầm máu, ngăn chặn tình trạng đi ngoài ra máu do bệnh trĩ gây ra
  • Làm tăng sức bền cho thành mạch cũng như các cơ ở ống hậu môn
  • Nhuận tràng, chống táo bón, giúp bệnh nhân bị trĩ đi ngoài dễ dàng hơn.
  • Nâng cao sức khỏe đường tiêu hóa, cải thiện chức năng của dạ dày, đại tràng. Giúp cơ thể có khả năng hấp thu chất dinh dưỡng tốt hơn
  • Giúp người bệnh ăn ngon, ngủ khỏe, nâng cao sức khỏe một cách toàn diện.

– Đối tượng chỉ định:

  •  Bài thuốc Thăng trĩ dưỡng huyết thang thích hợp cho bệnh nhân bị trĩ nội, trĩ ngoại hay trĩ hỗn hợp ở mọi cấp độ. Người già, trẻ nhỏ hay phụ nữ sau sinh đều có thể sử dụng được vì thuốc rất lành tính, có thể dùng được lâu dài mà không phải lo ngại về tác dụng phụ như khi sử dụng thuốc tây.
  • Ngoài ra bài thuốc còn có tác dụng điều trị các bệnh lý về hậu môn trực tràng khác. Chẳng hạn như táo bón, ư áp xe hậu môn, nứt kẽ hậu môn…

Để dùng thuốc, bệnh nhân nên trực tiếp tới Trung tâm Nghiên cứu & Ứng dụng Thuốc dân tộc để bác sĩ thăm khám, bắt mạch và gia giảm các vị thuốc cho phù hợp. Nếu còn bất kì thắc mắc gì hay muốn được tư vấn thêm, bệnh nhân có thể liên hệ tới Trung tâm thông qua địa chỉ:

– Chi nhánh Hà Nội: 

  • Địa chỉ: Số 132- Ô Chợ Dừa- Đống Đa- Hà Nội
  • SĐT CSKH: (024) 7109 6699 hoặc 0979 509 155

– Chi nhánh TPHCM:

  • Địa chỉ: Số 145- đường Hoa Lan- phường 2- quận Phú Nhuận
  • SĐT CSKH: (028) 7109 6699

– Chi nhánh Quảng Ninh: 

  • Địa chỉ: Số 116- đường Văn Lang- phường Hồng Gai- Tp. Hạ Long
  • SĐT CSKH: (0203) 657 0128 – 0972 606 773

– Hòm thư điện tử: info@thuocdantoc.org

– Fanpage: https://www.facebook.com/trungtamnghiencuuvaungdungthuocdantoc

Muốn chữa bệnh trĩ dứt điểm cần chú ý

Dù bạn có tìm ra cách chữa bệnh trĩ hiệu quả nhất và đã chữa khỏi bệnh nhưng nếu như vẫn duy trì thói quen ăn uống và sinh hoạt thiếu khoa học trước đây thì bệnh hoàn toàn có khả năng tái phát trở lại. Do đó, muốn chữa bệnh trĩ dứt điểm thì bạn nên thay đổi lối sống của mình theo hướng tích cực hơn, từ các bữa ăn cho tới thói quen sinh hoạt hàng ngày.

1. Chế độ ăn uống cho người bị bệnh trĩ

Việc ăn uống, kiêng cữ đúng cách không chỉ hỗ trợ làm giảm các triệu chứng bệnh trĩ mà còn giúp phòng ngừa bệnh hữu hiệu. Vậy người bị bệnh trĩ nên ăn gì và kiêng ăn gì để mau khỏi bệnh?

– Thực phẩm người bệnh nên ăn:

Bị bệnh trĩ nên ăn nhiều chất xơ

  • Rau, củ, quả giàu chất xơ: Dâu tây, cam, cà rốt, các loại ngũ cốc hay các loại rau có lá màu xanh đậm là những thực phẩm dồi dào chất xơ. Người bị trĩ nên dùng thường xuyên để chống táo bón và dễ đi cầu hơn.
  • Các thực phẩm có tính nhuận tràng: Để tránh việc phải ngồi hàng giờ trong phòng vệ sinh thì trong bữa ăn hàng ngày của bạn nên có các thực phẩm nhuận tràng. Chúng ta có rất nhiều sự lựa chọn như lô hội, hạt chia, mồng tơi, chuối, khoai lang, rau đay hay rau diếp cá, mật ong…
  • Thức ăn bổ máu: Chúng rất cần thiết cho người bị trĩ thường xuyên bị đi cầu ra máu. Bạn có thể dùng các thực phẩm có chứa nhiều chất sắt như thịt bò, gan gà, dầu mè, cá ngừ, sò huyết, cải bó xôi, thịt rùa, hạt óc chó…
  • Dầu thực vật: Một số loại dầu thực vật như dầu hạt lanh, dầu ô liu, hay dầu dừa nếu được sử dụng ở mức độ vừa phải sẽ giúp bôi trơn đường ruột, cải thiện khả năng tiêu hóa và chống táo bón. Mỗi ngày bạn chỉ nên ăn 3-4 thìa cà phê là đủ.
  • Các thực phẩm có tính kháng viêm, giảm đau: tỏi, gừng, các loại hạt, quả dứa… là  những thức ăn có chứa chất kháng viêm, giảm đau. Bạn nên ăn chúng thường xuyên để giảm bớt các triệu chứng khó chịu do bệnh trĩ gây ra.
  • Sữa chua: Người bị trĩ nên ăn 1-2 hũ sữa chua một ngày để cân bằng lợi khuẩn trong đường ruột, cải thiện khả năng tiêu hóa.
  • Nước: Bên cạnh các thực phẩm trên bệnh nhân bị trĩ cũng được khuyên uống nhiều nước hơn, khoảng 6-8 ly mỗi ngày. Ngoài nước lọc có thể dùng thêm các loại trà thảo mộc có tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh trĩ được làm từ củ đinh lăng, hoa  hòe, rau má hay bồ công anh…

– Những kiêng cữ trong ăn uống đối với người bị trĩ:

  • Các món ăn chứa gia vị cay nóng: Có thể những món ăn chứa nhiều ớt, tiêu là khoái khẩu của bạn nhưng một khi đã bị trĩ rồi thì bạn nên hạn chế ăn hoặc kiêng hoàn toàn. Chúng có thể kích thích niêm mạc dạ dày, gây nóng trong, táo bón và tăng cảm giác nóng rát ở hậu môn.
  • Thức ăn mặn: Ăn quá mặn có thể  gây tích nước trong cơ thể và làm các mạch máu ở búi trĩ phình to hơn. Do vậy bạn nên hạn chế ăn mặn nếu không muốn bệnh trĩ nặng hơn.
  • Đồ ngọt: Bánh kẹo ngọt, nước ngọt có ga hay socola chứa nhiều đường chế biến. Chúng có thể làm tăng thêm phản ứng viêm và làm bạn ngứa hậu môn dữ dội hơn.
  • Đồ béo, các thức ăn chứa nhiều dầu mỡ: Chúng rất khó tiêu và có thể khiến cho tổn thương lâu lành hơn.
  • Các chất kích thích: Bia, rượu hay cà phê, chè đặc đều là những thứ bạn nên tránh xa khi bị trĩ.

Ngoài việc kiêng cữ đúng cách, trong quá trình ăn uống người bệnh chú ý nên ăn chậm, nhai kỹ để dạ dày dễ dàng tiêu hóa thức ăn hơn. Dù ngon miệng cũng không nên ăn quá no sẽ khiến áp lực ổ bụng gia tăng và làm các tĩnh mạch trĩ phình to hơn.

2. Chế độ sinh hoạt cho người bị bệnh trĩ

Trong sinh hoạt hàng ngày, bệnh nhân bị trĩ cần phải tuân thủ một số nguyên tắc nhất định để không làm bệnh trĩ nặng thêm:

  • Đại tiện đúng cách : Không nên ngồi quá lâu hoặc rặn quá mạnh. Bạn nên tập thói quen đi cầu vào một khung giờ nhất định trong ngày và tìm chỗ để ” giải quyết” ngay khi cơ thể có nhu cầu chứ đừng cố gắng nhịn. Sau khi đi ngoài xong nên dùng khăn mềm lau từ trước ra sau và lấy nước ấm rửa lại cho sạch.
  • Trong giai đoạn trĩ đang bị đau nặng: Nên dành thời gian nghỉ ngơi trên giường, hạn chế đi lại nhiều hay làm việc nặng. Như vậy sẽ giúp làm giảm áp lực lên các tĩnh mạch trĩ đang bị viêm.
  • Mặc quần thoải mái: Đặc biệt là quần lót nên chọn size vừa vặn, có chất liệu làm bằng vải  cotton để không làm bí bách vùng kín khiến tình trạng ẩm ướt, ngứa ngáy ở hậu môn thêm nặng.
  • Làm việc vừa sức: Không khiêng vác những vật quá nặng hoặc lao động nặng nhọc vượt quá sức mình.
  • Vận động thường xuyên hơn: Đối với những trường hợp làm việc trong môi trường phải đứng hoặc ngồi một chỗ quá lâu thì thỉnh thoảng nên đứng lên đi lại vài phút. Ngoài ra tránh các tư thế làm tăng áp lực lên khu vực hậu môn như ngồi xổm, ngồi bệt.
  • Tập thể dục hàng ngày: Khoa học đã chứng minh, luyện tập thể dục đều đặn hàng ngày không chỉ giúp tăng cường sức khỏe mà còn có những tác động tích cực đối với bệnh trĩ. Tuy nhiên bạn chỉ nên lựa chọn những môn nhẹ nhàng như đi bộ, tập  yoga, dưỡng sinh, bơi lội… Tránh các môn đẩy tạ, chạy nhanh, khiêu vũ, ngồi thiền. Ngoài ra bạn có thể tự tập động tác thót hậu môn tại nhà khoảng 60-100 lần/ ngày để cải thiện sức mạnh cho các cơ ở hậu môn.

3. Loại bỏ những lỗi hay mắc làm bệnh trĩ nặng hơn

Dưới đây là 4 sai lầm mà hầu hết bệnh nhân bị trĩ đều mắc phải khiến cho bệnh tình ngày càng nặng:

# Giấu bệnh, không điều trị

Bệnh trĩ xảy ra ở vùng kín nên rất nhiều người dù đã phát hiện ra bệnh từ sớm nhưng giấu vì sợ người khác biết sẽ rất ngại. Tâm lý này cũng khiến bệnh nhân tỏ  ra e dè, không muốn tới bệnh viện khám. Chỉ đến khi các búi trĩ sưng to và sa hẳn ra ngoài gây đau đớn tới mức không chịu nổi nữa thì họ mới đi khám bệnh. Lúc này bệnh tình đã khá nặng và rất khó điều trị khỏi nếu chỉ đơn thuần dùng thuốc hay áp dụng cách chữa bệnh trĩ bằng dân gian.

Không đi khám và điều trị bệnh trĩ sớm sẽ khiến bệnh ngày càng trở nặng
Không đi khám và điều trị bệnh trĩ sớm là sai lầm rất nhiều bệnh nhân đang mắc phải

# Tự chẩn đoán, nhầm lẫn với các bệnh lý khác

Bệnh trĩ có những biểu hiện khá tương đồng với các bệnh lý khác như u nhú hậu môn, ung thư hậu môn trực tràng hay bệnh polyp đại trực tràng… Do không có kiến thức về các căn bệnh này nên việc tự chẩn đoán bệnh tại nhà rất dễ dẫn đến nhầm lẫn giữa căn bệnh này với các bệnh lý khác. Điều này tất yếu dẫn đến việc điều trị sai cách, vừa tốn thời gian, tiền bạc mà lại làm cho bệnh trĩ ngày một trầm trọng.

# Nghĩ rằng bệnh trĩ không thể điều trị dứt điểm

Đây cũng chính là quan niệm sai lầm của rất nhiều bệnh nhân. Họ cho rằng bệnh trĩ không thể trị được dứt điểm nên buông xuôi, không cần điều trị. Điều này tạo thời cơ cho bệnh trĩ phát triển nhanh chóng và gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm hơn.

# Không kiên trì với các phương pháp đang áp dụng

Tâm lý nôn nóng khiến cho nhiều bệnh nhân không kiên trì áp dụng một phương pháp điều trị. Khi áp dụng cách này dù chỉ mới được một thời gian ngắn nhưng không thấy hiệu quả họ lại bỏ ngang và chuyển qua cách khác. Hậu quả là bệnh không những không khỏi mà còn gây tốn kém thời gian, tiền bạc và có khuynh hướng trở nên trầm trọng.

Theo các bác sĩ chuyên khoa, bệnh trĩ dù nặng hay nhẹ thì cũng cần có thời gian điều trị chứ không thể khỏi ngay trong một sớm một chiều. Điều quan trọng là bệnh nhân phải tìm được một cách chữa bệnh trĩ phù hợp nhất với dạng bệnh và mức độ bệnh của bản thân mình. Do vậy trước khi áp dụng bất kì phương pháp nào bạn cũng nên  thăm khám và nhờ sự tư vấn của bác sĩ chuyên khoa để có được sự lựa chọn đúng đắn nhất.

Bạn có thể tham khảo thêm: Bệnh trĩ nội độ 4 và cách chữa trị tốt nhất nên áp dụng

90 Bình luận

  • Hải

    Bác sĩ cho em hỏi, bài thuốc uống chữa bệnh trĩ của trung tâm sử dụng bao lâu thì khỏi bệnh ạ?

    • Tuan

      Tôi muốn mua thuốc thì mua bằng phương thức nào đc ạ

      • Phạm Ngọc Lan

        Đến tận nơi mua hoặc đặt mua qua điện thoại, email, facebook đều được cả. Nếu nhà ấy ở gần thì đến tận nơi mà khám. Như nhà mình cách HN hơn 100km lận thì đi lại hơi bất tiện vì công việc của mình cũng bận k nghỉ được chứ kể ra mà có điều kiện mình cũng muốn tới đó khám xem như thế nào. Thế nên mình cả tư vấn bệnh lẫn đặt mua thuốc là qua điện thoại hết, hôm qua mình cũng vừa nhận được thuốc xong hôm nay mới bắt đầu dùng. Hy vọng chữa ở đây khỏi.

      • Văn Trí

        Tôi tìm trên mạng thấy địa chỉ của trung tâm thừa kế này ở địa chỉ này, bạn thử liên hệ xem nào
        Trung tâm Nghiên cứu & Ứng dụng Thuốc dân tộc
        Tại Hà Nội: Số 132 Ô Chợ Dừa, Q. Đống Đa, Tp Hà Nội
        Điện thoại: (024) 7109 6699 – 0979 509 155
        Tại HCM: Số 145 Hoa Lan, P2, Quận Phú Nhuận, TP. Hồ Chí Minh
        Điện thoại: (028) 7109 6699
        Tại Quảng Ninh: Số 116 Văn Lang, P. Hồng Gai, Tp Hạ Long, Quảng Ninh.
        Điện thoại: (0203) 657 0128 – 0972 606 773

    • Trinh NT

      Mình bị trĩ nội độ 2 bác sĩ tư vấn bảo phai dùng thuốc 2 đến 3 tháng cho 1 đợt điều trị, thời gian này chỉ là ước chừng thôi họ bảo còn phải xem cơ địa đáp ứng thuốc có tốt không, tiến triển bệnh nhanh hay là chậm… Thế nên mình đoán ai mà bị nặng hơn như trĩ độ 3, độ 4 thì chắc phải chữa đến nửa năm ý chứ…

  • Hồng sơn

    Bài thuốc đông y này của trung tâm có chữa bệnh trĩ nội được không? mắc căn bệnh này khó chịu quá, khổ sở thật. Muốn trị cho nó dứt điểm luôn mà mãi không khỏi.

    • Tình

      Chữa được đó Sơn ơi, nhưng ráng kiên trì sử dụng thuốc chút, mấy loại thuốc đông y này tác dụng chậm hơn tây y nhiều, được cái không có tác dụng phụ, không ảnh hưởng gì tới sức khỏe cả.

    • Trần Huy Toàn

      Bạn yên tâm tới đây thăm khám và chữa trị đi, nên đi càng sớm càng tốt, bệnh trĩ để càng lâu càng nguy hiểm đó, tôi đã từng chữa trị ở đây, chỉ bị trĩ nhẹ nên sau hơn 2 tháng là khỏi rồi.

  • Quân

    Xin hỏi các thủ thuật chữa bệnh trĩ ở trên có an toàn vài hiệu quả ko ạ?

  • Nam Lưu

    ai có địa chỉ của Trung tâm Thuốc dân tộc cho mình xin với, mình ở q6 tp HCM

    • Thu

      chi nhánh tai tphcm của trung tâm này ở 145 hoa lan, P2, quận phú nhuận nhé

  • Ngọc

    Có bạn nào chữa bệnh trĩ bằng đông y chưa nhỉ, cho mình xin ý kiến với

  • Phạm Văn Khương

    Đúng như bài viết, mình bị trĩ do một số thói quen xấu là đi vệ sinh rất lâu, thường hay mang truyện theo đọc, có khi ngồi cả tiếng trong đó. Kết quả là năm nay mới 28 tuổi nhưng đã mắc bệnh trĩ được 2 năm, bị đi ngoài ra máu, đau rát rất khó chịu. Nhưng may mắn là tìm đến được với trung tâm thừa kế sớm qua giới thiệu của một người bạn mà mình đã không còn những hiện tượng này nữa, đặc biệt là miếng thịt nhỏ cứ lòi ra lúc đi vệ sinh trước đây cũng không thấy đâu nữa cả. Bác sĩ còn cho mình thực đơn ăn uống, kiêng khem, chỉ mình từ bỏ những thói quen xấu có thể khiến bệnh tái phát trở lại. Không có gì quý bằng sức khỏe, sự thoải mái của bản thân cả. Rất cảm ơn trung tâm và các y bác sĩ nơi đây

    • khangkhang

      Cho e hoi e o bac nih thi co chi nhanh nao k a

  • Nguyencong

    Em bi dau o vung gan hau mon di tieu tien cung dau … va dai tien cung dau va rat ..cho e hoi day co phai bi benh tri ko ak

  • Sơn

    Các bạn có thể kiếm con bọ ngựa ( ngựa trời) cái để thiêu ra tro rồi sứt vào . Hoặc lá đu đủ tí , loại này khá nguy hiểm cho phụ nữ có thai vì gây nguy cơ sảy thai rất lớn
    Nhưng đem lá đu đủ tía nấu lên lấy nước rồi ngâm hậu môn. Khoảng 15p thì rủa lại bằng nước này luôn
    Sử dụng 3.4 lần là thấy kết qur rõ rệt
    Lưu ý nam 7 lá,nữ 9 lá theo quan niệm dân gian

  • thanh

    Chi phi kg cao là khoảng bao nhiêu tiền

    • Đinh Hương

      Thuốc của người ta là thuốc thang mà có phải thuốc dạng cao đâu. Còn thuốc ngâm cũng là dạng bột tán. Nhưng nói thật, mình thấy thuốc thang sắc vẫn yên tâm hơn, mất thời gian thôi.

  • hang

    cho minh xin dia chi nha thuoc dc ko ah?

  • Mai

    Địa chỉ ở Hà Nội là đâu ạ

  • Hoacomay

    Bài viết rất hay nhưng k có địa chỉ cụ thể, chi phí thấp là trong khoảng bn, vd bị trĩ độ 1-3 là trong khoảng 2-3tr gì đó cho bệnh nhân dễ theo dõi

  • Hoàng toàn

    Muốn mua thuốc thì làm thế nào ah

    • thu

      minh bi chi khoang 10 nam roi nhung minh vua uong thuoc o que minh het 3 thang la da khoi han cac ban co nhu cau alo cho minh lay ho cho 0972340221

  • trang

    Sa bui tri minh tri bang thuoc tay khoi ko vay?nhung dieu can biet khi chua benj tri la gi vay ?

  • trang

    O bac lieu co phong chua tri ko vay?chi phi la bao nhieu vay?

  • Trần hoàng nam

    Địa chỉ ở đâu vậy. Tôi ở hà nội

  • Nguyễn Ngọc Phượng

    Có chị bình luận ở trên kia kìa.
    – Tại Hà Nội: Tầng 3, số 91 Nguyễn Xiển, P. Hạ Đình, Thanh Xuân, Hà Nội
    Điện thoại: (024) 710 99 818 – 0974 026 239
    – Tại HCM: 48B Đặng Dung, P. Tân Định, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh
    Điện thoại: (028) 710 99 818 – 0912 507 855
    – Tại Quảng Ninh: Số 116 Văn Lang, P. Hồng Gai, Tp Hạ Long, Quảng Ninh.
    Điện thoại: (0203) 657 0128 – 0972 606 773

  • kim thanh

    mấy hôm nay e nổi một miếng thịt thừa to bằng hạt đậu ở hậu môn , em uống thuốc đông y có hết đc ko ạ với giá thành là bao nhiêu ạ , em cảm ơn

  • Vũ Quang Tân

    Tôi bị trĩ khoảng 4 năm. Tôi đã uống nhiều thuốc nhưng chỉ bớt được một thời gian roi
    lại thấy búi trĩ lòi ra khi đi đại tiện. Bây giờ mỗi lần đi đại tiện tôi phải lấy ngón tay ấn búi trĩ lên mới được. Tôi không cảm thấy đau hay ngứa hậu môn, không chảy máu khi đi đại tiện. Vậy tôi đang bị trĩ độ mấy? cách điều trị thế nào? uống thuóc có hết không hay phải phẫu thuật? Xin mọi người hãy cho tôi lời khuyên.

    • phan thị nhật lệ

      thế này là bị trĩ độ 3 rồi, k cẩn thận bác bị sang độ 4 có lấy gì ấn thì nó cũng k lên được mà phải đi cắt đi đấy. giờ bác phải để ý đến chế độ ăn uống nhiều rau và chất xơ vào nó cũng hạn chế phần nào, với lại bác lấy vừng đen rang lên rồi ăn cùng thức ăn, ăn càng nhiều càng tốt. vừng trị táo bón cực kỳ tốt. trước mắt cứ như vậy đã, còn thuốc thì bác đến phòng khám này cắt thuốc uống thử xem. tôi thì bị trĩ độ 2 mà uống thuốc tây k ăn thua, vẫn bị lại. nhưng cũng chưa chữa ở phòng khám đấy bao giờ mà mới chỉ đang tìm hiểu thôi.

    • Lê phúc hiếu

      Mình cũng giống như bạn. Mình đi khám bệnh viện y học cổ truyền bs chuẩn đón mình bị trĩ độ 3, hậu môn bạn có chảy dịch ko

  • Đào Hoàng Anh

    Em chào các A/C! Các anh chị cho em hỏi em bị trĩ ngoại đi vệ sinh có hiện tượng sa búi trĩ nhưng tự co lên được.Em muốn mua Bài thuốc đặc trị bệnh trĩ tại Trung tâm nghiên cứu và ứng dụng thuốc dân tộc,cho em hỏi thời gian dùng thuốc bao lâu và chi phí thế nào,khả năng khỏi bệnh bao nhiêu %.Em ở Hải Phòng mua thuốc thế nào a.Em xin cảm ơn.

    • Đoàn Trần

      Tôi cũng đang bị trĩ độ 2 bác sĩ Quyên ở trung tâm đấy tư vấn cho tôi là chữa trong khoảng 3-4 tháng, dùng cả uống lẫn ngâm. Thuốc uống là 210.000đ/thang

      • thu

        minh bi chi khoang 10 nam roi nhung minh vua uong thuoc o que minh het 3 thang la da khoi han cac ban co nhu cau alo cho minh lay ho cho 0972340221

    • Trương Như Quỳnh

      Đúng rồi, mình chữa trong 3 tháng khỏi đây. Thuốc này hơi khó uống,lại phải lỉnh kỉnh tự sắc lấy nữa (đăng ký sắc thuốc bằng máy về chỉ việc uống cũng được nhưng mình tiết kiệm). 1, 2 hôm đầu mình uống suýt ói. Nhưng đúng là thuốc đắng dã tật, mình dùng kèm cả thuốc ngâm cứ mỗi btoi trước khi đi ngủ ngâm hậu môn 5-10 phút tháng đầu thấy đi đại tiện dễ hơn hẳn, các biểu hiện đau, rát, chảy máu giảm rõ luôn, búi trĩ không bị sa xuống. Hết thuốc tháng thứ 2 mình không còn thấy các biểu hiện kia nữa, BS cũng bảo như vậy là khỏi rồi nhưng khuyên mình dùng thêm 1 tháng để củng cố, phòng tái phát nên tổng cộng là mình chữa trong 3 tháng, rồi còn phải kiên trì thay đổi chế độ ăn uống. Lắm lúc nhìn đò ăn cay thèm lắm mà nhẫn nhịn không ăn đó.

  • Me Beo

    Sau khi sinh xong toi bi sa bui tri, sau do bac si San khoa co cho toi uong thuoc, tri da rut lai nhung van chua rut het, dai dai tien van co cam giac bui tri tho thut o ben ngoai rat kho chiu. Binh thuong toi van thay buon, ngua, am uot o hau mon. Tri khong dau rat, di ve sinh khong ra mau. Toi di kham ket qua toi bi tri hon hop do 3. Nhu vay dung thuoc uong va ngam thi co khoi khong? tri khoang bao lau thi khoi? Mong duoc cac me sau sinh co kinh nghiem tu van dum.

    • tuong vy

      Em day bi tri tu hoi chua lay chong co, sau sinh la bi nang nhat tri ngoai loi ra ngoai 3 cm nhng ma gio het roi. kinh nghiem cua em la: cac me mua cai diep ca’, khong biet no co cai ten gi nua khong??, sau do gia nho, cho xiu muoi hot va nuoc am, vua phai, bo vao cai thau, roi ngam hau mon vao trong do khoang 30 phut, ngay nao cung lam, trong vong 1 thang den 2 thang tri se co len, ngoai ra phai uong nuoc rau diep ca xay nua, hoac an song nau canh. Em day moi lan di ngoai thi dau lam, lai chay mau nua, khong ngoi tren giuong duoc. Nhung sau khi lam nhu the deu dan khoang 2 thang thi em het. tu do toi gio khong bi tri nua, nhung khi tao bon van hoi loi ra mot ti, nhung lau lau moi bi thoi.

      • Nguyễn Thị Hồng Vân

        Ai mách cái j tốt cho cái bệnh này là em ăn tuốt. Nhưng có mỗi tội ăn diếp cá thì ko chịu được. Tanh kinh khủng khiếp, ngửi mùi đã thấy ọe ọe .. rùi. Hihix 🙁

        • Nguyệt Anh

          Tớ mách cho nàng cách ăn rau diếp cá nhé. Trc tớ thề cứ ngửi thấy mùi của nó là muốn ói rồi, nhưng về sau thấy công dụng của nó tốt nên cũng rón rén thử 1 lá xem sao thì cũng tanh ko thể tả. Cuối cùng quyết tâm học ăn cái đấy bằng cách là khi ăn thức ăn bình thường ý, xong kèm 1 lá diếp cá, nhai thấy hơi tanh, ko sao hết, vì bệnh tật cố ăn. Xong cứ thế 1 miếng thức ăn có cơm lại 1 lá diếp cá, tăng dần lên, ăn dần như thế thấy nó chả tanh tí nào nữa, sau này quen lại thấy ngon mới sợ. h cứ ăn canh cá nấu riêu mà ko có diếp cá thì tớ lại thấy thiếu thiếu. Thế nên tớ nghĩ nàng cũng nên tập ăn đi, vì 1 tương lai ko táo bón ko trĩ!

          • Nguyễn Thị Hồng Vân

            Mình tập cũng vài lần rùi nhưng ko ăn thua j hết. ko thể thích nghi được. Mình cũng có uống thêm chất xơ nhưng cũng chỉ đỡ được tý thui. Đi cũng đỡ táo những vẫn thấy có cái j nó ra ngoài ở quanh vùng đó rất khó chịu. Mình đang tính đến trung tâm kia mua thuốc thử chữa xem thế nào. Thấy chỗ này có vẻ uy tín nhiều người hỏi lắm như ở trên trang này này http://www.chuabenhtrinoitringoai.com/cach-dieu-tri-benh-tri-hon-hop.html

        • Thanh Loan

          Hồng Vân ơi, em mua thử mật ong về pha chung nước rau diếp cá uống bớt tanh lắm em, nghe mùi thơm mật ong rất dễ uống. Thử xem em nhé!

  • Bui Bich Nhi

    ai chua tri o trung tam nay chua vay? moi nguoi cung dua ra review nha de tat ca cung tham khao. neu o do chua tot thi minh cung se toi do chua vi minh k muon phai phau thuat.

    • Yến Trang

      Đọc bình luận mọi người toàn bảo chữa trong mấy tháng liền, mà đáp ứng thuốc tốt thì mới nhanh nếu k chắc còn kéo dài thêm nữa. Nhưng mọi người đều khen là thuốc tốt, hix có nên thử k nhỉ?

  • Nguyễn Nhung

    Tôi bị bệnh trĩ cách đây 6 năm, ban đầu cũng chỉ là táo bón và đi ngoài ra máu. Tôi cố gắng điều chỉnh ăn uống và sinh hoạt thì bệnh có đỡ. Nhưng một thời gian sau tôi lại bị như vậy thậm chí còn nặng hơn. Tôi bị búi trĩ lòi cả ra ngoài, đi vệ sinh máu chảy thành giọt và đau rát. Thời gian đầu tôi tự ra hiệu thuốc mua thuốc về uống thì thấy búi trĩ co lên được nhưng không lên hết hẳn mà cứ thụt thò ở bên ngoài nên lúc nào tôi cũng có cảm giác buồn buồn ngứa ngáy ở hậu môn. Sau đấy tôi được hàng xóm mách đi cắt thuốc nam về uống nhưng uống đến 2 tháng bệnh vẫn cứ dậm chân tại chỗ. Tôi ngưng thuốc, duy trì chế độ ăn uống như bình thường, hạn chế ăn đồ cay, nóng, hoa quả như mít, vải, nhãn… là gần như tôi không ăn và cũng chịu khó ăn thêm nhiều rau xanh với hy vọng bệnh sẽ khỏi. Nhưng cuối cùng hiện tượng trên vẫn còn, 1 tuần thậm chí 2 tuần tôi mới đi được một lần, tôi cố dặn thì hậu môn lại rớm máu, nhưng nếu không làm vậy để “cho ra” thì bụng dạ cứ thấy ì ạch khó chịu, vì thế nên mỗi làn đi đại tiện là búi trĩ lại lòi ra ngoài nhưng những lần này nó lại không tự co lên được mà tôi phải dùng tay ấn lên. Tôi quyết định vào viện khám và bs nói tôi bị trĩ độ 3 sẽ phải cắt. Tôi có đồng ý cắt vì cũng với hy vọng lần này bệnh sẽ khỏi hẳn nhưng không ngờ 5 tháng sau là bây giờ đây tôi lại bị tái lại, lại vẫn đi ngoài ra máu và xuất hiện nhiều búi trĩ xung quanh hậu môn khiến tôi rất mệt mỏi. Căn bệnh quái gở này ảnh hưởng tới cuộc sống, sinh hoạt của tôi rất nhiều, giờ tôi chỉ muốn nhanh chóng tìm ra được 1 bài thuốc thật sự hiệu quả để thoát khỏi tình cảnh này. Tôi mong được mọi người giúp đỡ cho lời khuyên. Nếu có cách nào thực sự tốt, kể cả tốn kém cũng xin mách cho tôi. Tôi cảm ơn.

    • Hoàng Thị Giang

      Thế thì chữa ở phòng khám này đi, tôi đc người quen mách tìm hiểu việc chữa ở phòng khám đấy nhưng tôi đang thấy băn khoăn về vấn đề tiền thuốc. 1 tháng hết hơn 2,5tr tiền thuốc thấy hơi cao. mặc dù tìm hiểu thì thấy nhiều người khen nhưng mà đông y này nó cũng tùy thuộc vào cơ địa của từng người. những người khen là họ hợp thuốc nên dùng thuốc khỏi.

  • Bách Hoàng

    Tình trạng bệnh của tôi hiện giờ là bị trĩ cấp độ 1. Hiện tại tôi đi ngoài thấy đau rát và thỉnh thoảng bị ngứa hậu môn. Tôi còn đạng bị áp xe hậu môn. Tôi bị bệnh này cũng được vài năm rôi. Vậy bệnh của tôi nếu dùng sang thuốc đông y đặc trị bệnh trĩ thì có hiệu quả không, chi phí điều trị thế nào xin tư vấn.

    • Đặng Minh Vương

      Trĩ độ 1 thì dễ chữa, chắc chỉ độ 2 tháng là khỏi với để ý thêm chế độ ăn uống sinh hoạt 1 tý. Tôi bị trĩ độ 4 ở BV đang bảo mổ mà lăn tăn quá, hỏi bác sĩ chữa đông y độ 4 mất bao lâu thì bảo phải tầm 4 tháng hoặc hơn. Nan giải k biết nên làm thế nào đây…

  • NGỌC NGA

    Theo như bài viết giới thiệu thì điều trị bằng thuốc đông y hiện giờ là lựa chọn của nhiều người, vì chi phí thấp, k có tác dụng phụ. Nhưng k biết thời gian điều trị có kéo dài k và hiệu quả như thế nào. vì tôi đang bị bệnh trĩ nội độ 3, uống thuốc tây chỉ giảm đau chứ k khỏi hẳn nên muốn chuyển sang đông y.

  • hanhphuccuame

    minh cung bi tri lan dau bi la tu hoi chua co gia dinh nhung da tri khoi roi nhung gio mang thai minh bi lai , k biet sau sinh se the nao nua , lo k biet chua tri o dau hieu qua. nghe noi cat hay bi tai lai lam , minh nghe noi chua dong y se tot hon , an toan hon k bi bien chung nhung gio thuoc dong y cung tum lum , cha biet thuoc nao tot that nua. co ban nao o tp.hcm biet cho chua tri hieu qua k chi minh voi. thanks nhe

    • thuonghoai

      Mẹ nó đang bầu mấy tháng? Nếu qua 3m rồi thì đến 145 Hoa lan, P2, quận phú nhuận, tphcm cũng là cơ sở của trung tâm thừa kế mua thuốc ngâm về mà ngâm cũng hiệu nghiệm ra phết đấy. Chú ý ăn nhiều rau xanh, bổ sung chất xơ nữa là được. Đẻ xong mà vẫn chưa hết thì đến cắt thêm thuốc uống, sau sinh cho con bú uống thuốc uống được vì bs họ sẽ kê thêm 1 số vị giúp lợi sữa nên uống đc vô tư k sơ ảnh hưởng gì cả. Mình cũng đang chữa ở đấy nên mách mẹ nó, nhưng mình sinh được 4 tháng mới chữa, giờ mới uống thuốc chưa được 1 tháng nhưng bắt đầu thấy đỡ đỡ rồi.

  • girl_kute.199x

    e bị táo bón ,nhung sau khi đi ra được thi bắt đầu từ lần đại tiện sau thi lại ra máu tươi khi đi(càng ngày ra máu càng nhiều) . Kg đại tiện nữa thì kg ra máu(kg hề cảm thấy đau rát j ) cho e hỏi có phải là e bị trĩ kg ? Và cách chữa trị nhu the nao ???

    • Liên Vũ

      Bạn bị trĩ độ 1 rồi đây là giai đoạn hình thành trĩ, mới xuất hiện hiện tượng chảy máu thôi. Bạn chữa ngay đi, độ 1 thì dễ chữa ý mà, vừa nhanh khỏi và lại đỡ tốn tiền, để nặng sang trĩ độ 2,3,4 đau đớn mà nói chung ảnh hưởng tới nhiều thứ nên tốt nhất đừng để rơi vào tình cảnh đấy. Mình khuyên bạn thật đó!

    • xuantruong

      có ai biets cách chua trĩ nọi độ 2 ko ạ

  • Trần Hùng

    Nếu chữa bằng thuốc đông y kia với trĩ độ 2 thì điều trị khoảng bao lâu và chi phí la bao nhiêu

    • xuantruong

      mình cũng bị trĩ nội độ 2 .bạn đã chữa khỏi chưa. chỉ mình cách chữa đc ko

  • luong su

    xin caho moi nguoi !toi bi benh tri noi do 3 khi di cau bui tri tho ra 3 den 4 cuc nho hon ngon tay ut sung quanh hau mon,ko chay may ko ngua rat,di cau song may phut bui tri tu co vao.vay toi dung thuoc co khoi duoc ko?toi dung may lieu trinh thi khoi?moi lieu trinh bao nhieu thoi gian?toi xin cam on

  • Giáp

    Em năm nay 24 tuổi. Là Nam giới. Em đi khám và được bác sĩ kết luận là bị trĩ độ 4. Em rất sợ mổ. Hơn nữa em thấy nhiều người phản hồi là mổ xong vẫn bị lại nên em càng k muốn mổ. Em lên mạng tìm hiểu thì được biết bài thuốc chữa bệnh trĩ của người H Mông. Vậy bệnh của e có chữa được bằng bài thuốc này ko và nếu được thì mất bao lâu, chi phí hết khoang bao nhiêu ạ?

    • Nguyễn Xuân Phương

      Với trĩ độ 4 mổ là cách nhanh nhất rồi, còn vấn đề bị lại do nhiều yếu tố. Cắt xong mà k kiêng khem ăn uống, sinh hoạt điều độ thì người khỏe còn mắc nói gì đến người đã từng bị. Chẳng qua là mổ thì mình phải nằm lại viện theo dõi, với sợ rủi ro, biến chứng nhưng k phải ai cũng bị. Chữa đông y thừa nhận là an toàn hơn, hiệu quả tốt nhưng đáng lý như mổ chỉ mất cùng lắm 1 tháng nhưng theo đông y lại phải theo 3-4 tháng. Thế nên ai kiên trì được thì chữa đông y. Với đông y nó có cái hơn là các vị thuốc của nó còn có tác dụng dưỡng huyết, trong quá trình điều trị nó giúp làm lành tổn thương ở hậu môn nên có khỏi thì khả năng tái phát cũng thấp hơn.

  • Thu Huyền

    Tôi đang bị bệnh trĩ sau sinh, tôi đã đi khám và được biết mình bị trĩ hỗn hợp. Hiện tôi ko đau đớn j, chỉ hơi rát sau khi đi vs nếu táo bón. Tôi rất muốn điều trị. Nhưng lại lo lắng ko biết loại thuốc này có ảnh hưởng đến sữa cho con bú ko?

    • Tran Kieu Anh

      e dag uong bac si cua trung tam bao uong dc , trong don thuoc bac si da phoi them 1 so vi thuoc co tac dung loi sua nen e dang uong thay cung tot chi ah , benh do ma sua cho con van du gia cat tru trong tu lanh duoc.

  • Trí

    Bệnh trĩ nội độ 3 có tự chữa lành mà k cần các phương pháp phẫu thuật k? Biểu hiện của e: đi ngoài đau rát vùng hậu môn, có sa một tí thịt. Đi khám: bác sỹ kết luận bị trĩ nội độ 3, nứt kẽ hậu môn và nói cần phải phẫu thuật. Cho e hỏi nếu chỉ dùng thuốc có chữa khỏi được bệnh trĩ nội độ 3 k hay là bắt buộc phải phẫu thuật? Nếu dùng thuốc mà khỏi được thì ở đâu và liên hệ thế nào. Em xin chân thành cảm ơn!!

  • Bj Tuan Anh

    Cho E hoj thuoc uong dong y la thuoc sac thang hay la thuoc dang vjen vay? Gia thuoc uong va thuoc ngam nhu the nao ak? Chua 1 thang co khoj dc k ak E bj trj loj ra ngoai lan nao di cau cung bj laj con bj chay mau nua

  • Trịnh Hải Hà

    Tôi đã bị bệnh trĩ vài năm nay, tôi không bị đau rát hay ngứa gi cả nhưng mỗi lần đi đại tiện thường xuyên chảy máu và hiện tại trực tràng đã sa ra ngoài khoảng 1 cm. Sắp tới tôi có dự định sinh em bé và tôi nghe mọi người nói người bình thường bị trĩ đã khổ sở rồi nếu bà bầu mà bị trĩ sẽ còn khổ hơn nên tôi muốn chữa bệnh ngay từ bây giờ. Vậy tôi có thể uống thuốc gì và điều trị như thế nào để khỏi hẳn? Mong được các chị em tư vấn. Thanks nhiều.

  • Ngọc Triển

    Tôi biết mình bị bệnh trĩ cũng hơn 1 năm rồi,do ngại nên vẫn chưa đi điều trị nhưng tôi có ra hiệu thuốc tư nhân gần nhà mua thuốc về uống thì thấy đỡ,đi ngoài k bị căng phồng hậu môn hay đau rát,chảy máu nữa.Tuy nhiên chỉ được hơn1 tháng sau tôi lại thấy bị lại,đi đại tiện lúc nào cũng bị chảy máu,búi trĩ sa ra ngoài gây ngứa,rát,hiện tại tôi rất lo lắng và cảm thấy bất tiện vô cùng.Tôi muốn hỏi là trường hợp của tôi có phải phẫu thuật cắt búi trĩ không?Tôi cũng chưa chữa bằng thuốc đông y bao giờ,hy vọng nhận được lời khuyên của mọi người. (nam giới 30t)
    Xin chia sẻ thêm do tính chất công việc nên tôi thường xuyên phải uống bia rượu tiếp khách.Ngoài lúc đấy ra thì tôi không uống,không hút thuốc.Cảm ơn.

    • thu

      minh bi chi khoang 10 nam roi nhung minh vua uong thuoc o que minh het 3 thang la da khoi han cac ban co nhu cau alo cho minh lay ho cho 0972340221

  • Nguyễn Mạnh Thắng

    Mấy năm trước có khoảng thời gian tôi đi tiêu ra máu, nhưng sau đó đã hết. 6 tháng trước do thay đổi công việc tôi thường xuyên nhậu, thức khuya, kém ăn nên bị bón và lại đi tiêu ra máu, giờ thành trĩ độ 3. Tôi có uống thuốc Daflon 0,5 g nhưng k cải thiện, biểu hiện các búi trĩ vẫn không co lại, hậu môn bị ngứa. Tôi đi khám ở bệnh viện 354 bác sĩ nói tôi cần phải thực hiện phẫu thuật trĩ. Nhưng tham khảo ý kiến bình luận ở bên trên, tôi thấy có anh chị chia sẻ phẫu thuật cắt trĩ vẫn bị lại khiến tôi có phần nhụt chí. Vậy cho tôi hỏi giữa 2 cách là phẫu thuật và sử dụng thuốc đông y thì PP nào cho hiệu quả cao hơn? Mong được mọi người tư vấn thêm. Xin cảm ơn.

  • Trần Thị Thu Thảo

    Vui lòng cho tôi hỏi, tôi bị sưng ở hậu môn, sờ thấy được, khi đi cầu bón cũng rát mà tiêu chảy cũng rát, kéo dài đến sau đó cả tiếng, vậy là tôi bị bệnh gì?

  • Khương

    Tôi bị bệnh nứt kẽ hậu môn, bên ngoài thành hậu môn nổi ra một hạt kích thước như hạt đậu. Đã sử dung viên Giáp cá. Hiện nay đi tiêu đã ổn định nhưng hai ngày nay hậu môn luôn ẩm ướt (khi nằm giống như có nước mồ hôi chảy ra từ bên ngoài hậu môn) tôi dùng bài thuốc kia nhưng chỉ dùng thuốc ngâm thôi thì có được ko, có tác dụng ko?

  • Bùi Văn Qúy

    Em bị trỉ ngoại tầm 2thang nay ạ.thuốc ug và thuốc ngâm ug có hiệu quả ko ạ.ug tầm bao
    nhiu lâu sẽ khỏi ạ.giá thành như thế nào vậy ạ

  • Heo Hang

    Chua benh tri bang dong y co tot khog cac me? E moi sinh duoc 4 thang gio dang bi tri kho qua, e muon chua nhung dang cho con bu so anh huong. Theo cac me e uong thuoc dong y co duoc khog, co me nao bi nhu e ma uong thuoc dong y chua len tieng cho e tham khao voi.

    • Nguyễn Thanh Trúc

      Thường thì sau khi sinh dễ bị trĩ lắm thứ 1 vì khi rặn sinh con mình đã không đúng cách, thứ 2 là do mình ăn uống kiêng kem trong thời gian ở cữ ( không ăn nhiều rau, ít uống nước , ngại đau khg đi toilet thường ) cũng dẫn đến trĩ. Có người bị trĩ nội , có người bị trĩ ngoại. Dù là loại nào mẹ nó cũng phải đi khám ngay và uống đúng thuốc đúng liều nhé. Và quan trọng là mẹ nó nên ăn nhiều rau xanh, đu đủ , khoai lang, chuối…. nói chung là các loại rau củ có chất xơ, uống nhiều nước để không bị bón. Bệnh này phải đi chữa đấy không thể để lâu đâu. Mình đã có bài học nên rút ra được đó.

  • Bảo Lâm

    Tôi phát hiện bệnh khoảng hơn 1 năm nay. Giờ đi vs là búi trĩ thò ra ngoài rất khó chịu, cảm giác đau rát ở hậu môn. Ai chữa khỏi rồi cho tôi xin lời khuyên với. Chữa khoảng bao lâu và hết bao nhiêu tiền ạ?

  • Hoàng Gia Lân

    Tôi mới bị đi đại tiện ra máu tươi mấy hôm nay, tôi đang rất hoang mang ko biết làm thế nào. nhà thuốc cho tôi hỏi tái đấy có khám ko hay chỉ cho thuốc??? nhà tôi ở ngay Vĩnh Phúc Ba Đình HN

  • Khoa

    Làm cách nào để mua thuốc được ạ

  • Linh

    Bác sĩ cho em hỏi. E bị bệnh trĩ có cục lòi ra. Mỗi lần đi ngoài rất đau. Va chãy máu.. vậy làm cách gì để chửa. Bác sĩ.

  • Đoàn Minh Dũng

    01222222091,Tôi bị trĩ nội độ 2, xin hỏi cách chữa trị triệt để.

  • Dũng

    Chi phí khám chữa bệnh và thuốc hết bao nhiêu/ tháng bạn ơi?

    • thu

      minh bi chi khoang 10 nam roi nhung minh vua uong thuoc o que minh het 3 thang la da khoi han cac ban co nhu cau alo cho minh lay ho cho 0972340221

  • hạnh

    Bài thuốc này bốc sao bác sĩ.. nếu mua thuốc thì mua ở đâu.. bao nhiêu 1 thang ạ

  • ly

    cậu em mới bị trĩ nên ăn gì cho khỏi ạ

  • nga

    em bi benh trĩ nội độ 1 di ngoài có dính tí máu, có lúc nghe ngứa rát hậu môn, kèm theo là bênh đại tràng nữa, em muốn chữa dứt điểm bệnh này thì làm thế nào.

    • thu

      minh bi chi khoang 10 nam roi nhung minh vua uong thuoc o que minh het 3 thang la da khoi han cac ban co nhu cau alo cho minh lay ho cho 0972340221

  • Tài

    Mình bị mụn thịt da ngoài vùng gần hậu môn! Cũng có thể xem là trĩ ngoại nhưng gian đoạn đầu mình cần lm gì? Có thuốc gì uống hết không và bao nhiêu được k?? Giúp em với ạ!

  • tuấn

    mình muốn mua thuốc trên mạng như lo lắng đến sự an toàn và hiệu quả của nó.mọi người cho mình lời khuyên với mình bị trĩ độ 2 mình gét căn bệnh quáy quỷ này

Bài viết cùng chuyên mục