Tìm hiểu bệnh trĩ ngoại độ 1

Thứ Năm, 28-12-2017

Bệnh trĩ ngoại là căn bệnh phổ biến ở rất nhiều người. Hiện nay bệnh được phân chia làm 4 cấp độ tương ứng với từng mức độ bệnh khác nhau và cấp độ 1 chính là mức độ nhẹ nhất của căn bệnh này. Vậy bệnh trĩ ngoại độ 1 là gì? Xin mời các bạn cùng tìm hiểu qua bài viết ngay sau đây do chuyên trang chuabenhtrinoitringoai.com cung cấp.

Bệnh trĩ ngoại độ 1 là gì?

Trĩ ngoại độ 1 là hiện tượng vùng da ở hậu môn căng và sưng phồng lên khiến các tĩnh mạch dưới niêm mạc bị đè nén và vùng hậu môn chịu nhiều áp lực, tạo thành các nếp gấp nhấp nhô bên ngoài hậu môn. Trong giai đoạn này, các biểu hiện của bệnh rất khó phát hiện và tiến triển rất nhanh. Chính vì vậy, chúng ta cần chú ý theo dõi các triệu chứng của bệnh để có cách điều trị kịp thời nhanh chóng khắc phục bệnh ngay từ lúc ban đầu.

Triệu chứng nhận biết bệnh trĩ ngoại độ 1

+ Cảm giác ngứa ngáy, nóng rát khó chịu tại vùng lỗ hậu môn.

+ Quan sát tại vùng bệnh thấy có một đến hai hay nhiều búi trĩ nhỏ và mềm bằng ngón tay út, có màu hồng nhạt.

+ Ngồi lâu vùng hậu môn có cảm giác khó chịu, vướng víu.

+Hiện tượng chảy máu bắt đầu xuất hiện mỗi khi đi đại tiện.

Các nguyên nhân gây bệnh trĩ độ 1

+ Do chế độ ăn uống: Ăn uống không đúng cách, ăn ít chất xơ có trong rau củ quả, ăn các món ăn có chứa quá nhiều dầu mỡ gây khó tiêu hoặc ít uống nước trong ngày…. lâu ngày sẽ dẫn đến chứng táo bón hoặc kiết lỵ (được xem là nguyên nhân chính gây bệnh trĩ ngoại). Khi gặp phải  táo bón hoặc kiết lỵ, người bệnh phải rặn mạnh, rặn lâu khiến tĩnh mạch ở hậu môn bị giãn ra và bệnh trĩ ngoại xuất hiện.

+ Tư thế sinh hoạt không đúng đắn: Thói quen ngồi một chỗ quá lâu, ít vận động ( thường gặp ở những người làm văn phòng) hoặc khi đi vệ sinh thường ngồi xổm lâu và trong quá trình đi vệ sinh bạn dùng điện thoại chơi game, đọc báo, lướt wed trong khoảng thời gian dài… khiến cho các tĩnh mạch dưới niêm mạc bị đè nén, chịu nhiều áp lực và gây nên bệnh trĩ ngoại.

+ Do quá trình mang thai: Khi mang thai, thai phụ ít hoạt động, thường hay ngồi một chỗ kèm theo là thai nhi đè nặng, gây áp lực lên vùng chậu, khiến hậu môn bị đè nén, tĩnh mạch mất dần tính đàn hồi từ đó dẫn đến bệnh trĩ ngoại.

+ Máu lưu thông kém: Đối với một số người thường hay bị chứng táo bón, tiêu chảy xuất hiện thường xuyên dẫn đến việc lưu thông máu kém gây tụ máu, khiến các mô niêm mạc trực tràng bị thả lỏng hình thành nên bệnh trĩ ngoại.

 Ngoài ra, bệnh trĩ ngoại còn do một số nguyên nhân khác gây ra như: Mắc bệnh xơ vữa động mạch, ung thư hoặc viêm nhiễm hậu môn – trực tràng, vệ sinh kém, người béo phì thừa cân…. cũng là thủ phạm tạo điều kiện cho bệnh trĩ ngoại tái xuất.

Theo PGS. TS. BS Nguyễn Xuân Hùng giám đốc trung tâm Phẫu thuật Đại trực tràng – Tầng sinh môn tại bệnh viện Việt Đức cho biết:

Bệnh trĩ ngoại độ 1 tuy không gây ảnh hưởng lớn đến sức khoẻ và sinh hoạt của người bệnh nhưng các triệu chứng của bệnh nếu không chữa trị sớm thì cấp độ tiếp bạn phải gặp đó chính là trĩ ngoại độ 2 với nhiều ảnh hưởng hơn. Và một khi đã phát triển đến cấp độ 2 thì bệnh trĩ ngoại cũng sẽ nhanh chóng phát triển thành cấp độ 3 và cấp độ 4. Khi đó bạn sẽ đối mặt với những hậu quả như chảy máu khi đi đại tiện, lượng máu chảy ngày càng nhiều và gây đau đớn cho người bệnh, mọi sinh hoạt đi đứng đều bị ảnh hưởng,…Nguy hiểm nhất chính là người bệnh sẽ đứng trước nguy cơ viêm nhiễm búi trĩ ngoại, thậm chí là hoại tử búi trĩ, nhiễm trùng máu, nhiễm trùng vùng hậu môn, tăng nguy cơ bị bệnh ung thư hậu môn – trực tràng…

Do đó, để bệnh được khắc phục tận gốc, ngay từ lúc ban đầu người bệnh cần phải có những biện pháp phòng và điều trị bệnh tốt nhất thông qua các hướng dẫn dưới đây:

+ Khi mắc bệnh, bệnh nhân nên đến trung tâm y tế thuộc chuyên khoa hậu môn, trực tràng để khám và làm xét nghiệm nhận biết bệnh chính xác để có hướng điều trị đúng đắn.

+ Tìm hiểu bản thân mình mắc phải bệnh trĩ là do nguyên nhân nào gây ra, từ đó có biện pháp khắc phục các nguyên nhân gây bệnh một cách tốt nhất.

+ Có chế độ ăn uống lành mạnh, ăn nhiều  rau củ quả chứa nhiều chất xơ, uống nước đều đặn ít nhất từ 1,5 đến 2 lít nước mỗi ngày. Hạn chế ăn những gia vị cay nóng, thức ăn chứa nhiều dầu mỡ… tránh làm đường ruột bị kích thích gây đau rát và chảy máu mỗi khi đi đại tiện.

+ Tăng cường tập luyện thể dục thể thao với các bài tập nhẹ nhàng như đi bộ, yoga, bơi lội…, tạo cho mình thói quen đi vệ sinh trong một khung giờ nhất định trong ngày. Không nên làm việc riêng trong lúc đi vệ sinh.

+ Bệnh nhân bị trĩ ngoại độ 1 nên chú ý thường xuyên vệ sinh sạch sẽ hậu môn sau khi đi đại tiện nhé!

+ Tuyệt đối không nên quan hệ tình dục bừa bãi qua đường hậu môn sẽ khiến tình trạng bệnh ngày càng trở nên nghiêm trọng hơn.

Hướng dẫn cách chữa bệnh trĩ ngoại độ 1 hiệu quả nhất

Hiện nay có rất nhiều phương pháp chữa bệnh trĩ ngoại bằng đông y, tây y hoặc các loại lá tự nhiên quanh nhà. Đối với bệnh trĩ ngoại độ 1, mức độ bệnh còn nhẹ nên người bệnh có thể sử dụng các loại thảo dược thiên nhiên để điều trị tại nhà như: Rau diếp cá, lá sung, ngải cứu, cúc tần, rau mùi… sẽ là phương pháp điều trị an toàn hiệu quả, tiết kiệm chi phí, kết quả mang lại khá cao. Được thực hiện thông qua hướng dẫn sau đây:

  • Quả chuối chính: Rất đơn giản, chỉ cần dùng 2-3 quả chuối  ăn mỗi ngày sẽ tốt cho nhuận tràng, chống táo bón, giảm áp lực tĩnh mạch trực tràng, ngăn ngừa và điều trị bệnh trĩ hiệu quả.
  • Rau diếp cá: Rửa sạch rau và ngâm với một chút muối pha loãng trong thời gian 5 – 10 phút, sau đó vớt ra, để ráo. Người bệnh có thể ăn sống hoặc xay ra làm sinh tố uống mỗi ngày một ly.

  • Củ mã thầy: Sử dụng 400-500g củ mã thầy gọt vỏ bên ngoài, sau đó đem rửa sạch cho vào nồi  cùng với 100g đường phèn và 1.5 lít nước lọc sạch bắt lên bếp đun sôi trong khoảng 1-2 tiếng. Sử dụng vị thuốc này  ăn liên tục trong 3 ngày bệnh sẽ nhanh chóng cải thiện hoàn toàn.
  • Rau mùi: Chuẩn bị một nắm rau mùi đem rửa sạch, giã nhuyễn rau mùi để vắt lấy nước cốt, sau đó lấy bông thấm nước để thoa nhẹ nhàng vào búi trĩ và để khô. Bài thuốc này nên thực hiện vào buổi tối trước khi đi ngủ. Lưu ý, trước khi thoa thuốc lên vùng bệnh bạn nên vệ sinh hậu môn bằng nước ấm, dùng khăn mềm lau khô sau đó hãy bôi thuốc.

Bên cạnh những bài thuốc bằng thảo dược trên, chữa bệnh trĩ ngoại độ 1 bằng tây y có một  số bài thuốc như kháng viêm, giảm sưng dùng để uống hoặc bôi lên vùng bệnh. Tuy nhiên, khi sử dụng người bệnh cần phải có sự đồng ý của bác sĩ điều trị không được tuỳ tiện mua về dùng sẽ gây ra những hậu quả khó lường.

Tìm hiểu bệnh trĩ ngoại độ 1 thông qua những kiến thức trên sẽ giúp các bạn hiểu hơn về bệnh trĩ độ 1 là gì, nguyên nhân gây bệnh, triệu chứng và cách điều trị đúng nhất để kết quả mang lại hơn cả sự mong đợi của các bạn.

Chúc các bạn thực hiện thành công!

Kiến thức cần nắm:

 

Bài viết cùng chuyên mục