Bệnh trĩ là gì? Tìm hiểu về các loại bệnh trĩ và cách xử lý

Thứ Sáu, 13-07-2018

Nội dung bài viết bao gồm:
I. Bệnh trĩ là gì?
II. Tìm hiểu về bệnh trĩ

  1. Dấu hiệu nhận biết bệnh trĩ
  2. Nguyên nhân gây ra bệnh trĩ
  3. Các loại bệnh trĩ
  4. Bệnh trĩ có nguy hiểm không?
  5. Cách phòng ngừa bệnh trĩ

III. Cách xử lý bệnh trĩ

I. Bệnh trĩ là gì?

Bệnh trĩ rất thường gặp, là một căn bệnh xảy ra tại hậu môn, gây phình tĩnh mạch ở các mô. Trong trạng thái bình thường thì các mô này giúp kiểm soát lượng phân thải ra ngoài, còn khi các mô này phình to do sưng viêm thì gọi là trĩ. Đây là bệnh khá khó nói, do xảy ra ở chỗ nhạy cảm làm cho người bệnh ngại đi thăm khám và nhờ sự tữ vấn của bác sỹ. Từ đó dẫn tới nhiều biến chứng nguy hiểm.

Bệnh trĩ là gì?
Bệnh này được tạo thành bởi sự giãn quá mức của đám tĩnh mạch rối ở xung quanh hậu môn

Theo các chuyên gia y tế thuộc Viện sức khỏe cộng đồng Toronto, Canada thì đối tượng mắc các bệnh trĩ thường là những người phải ngồi lâu hay đứng liên tục trong nhiều giờ lại ít vận động, có hơn 50% đến 55% dân số thế giới phải chiến đấu với bệnh trĩ và tỷ lệ này ngày càng tăng cao.

Tiến sỹ Alex Josen phân tích có một sự khác biệt ở những thanh niên sống và làm việc ở hành thị là phải luôn làm việc với một cường độ khá cao và căng thẳng, cộng với việc thức khuya, đồng hồ sinh học bị rối loạn, ăn uống không đúng giờ giấc và bừa bãi chính là nguyên nhân gây ra bệnh trĩ ở người trẻ tuổi.

Theo bác sỹ Hoàng Đình Lân, Phó chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hội hậu môn và trực tràng Việt Nam cho hay theo thống kê mới nhất thì tại Việt Nam người mắc bệnh trĩ ở độ tuổi 40 thì có đến 70%, trong khi ở Mỹ người mắc bệnh trĩ đa số là trên 50 tuổi.

Theo bác sỹ Lân thì nguyên nhân bệnh trĩ ngày càng trẻ hóa là do người trẻ ngày nay đối mặt với nhiều áp lực cuộc sống và công việc. Bên cạnh đó cũng có một bộ phận giới trẻ sống quá thoải mái, buông thả dùng nhiều rượu bia hay ăn thức ăn nhanh không dinh dưỡng và cay nóng. Nhiều người trẻ tuổi hiện nay còn quên ăn, quên ngủ dành cả ngày để lướt Facebook và xem phim. Nhiều người trẻ còn sinh hoạt thái quá, quan hệ tình dục bừa bãi nên dẫn đến viêm nhiễm đường sinh dục, hậu môn từ đó gây ra bệnh trĩ.

Bệnh trĩ ngày nay không còn là một căn bệnh nữa mà nó gần như có thể biến thành một cơn ám ảnh cho nhiều người, để không trở thành nạn nhân của bệnh trĩ thì chúng ta cần phải nắm rõ thông tin về bệnh để từ đó biết cách phòng tránh.

Đừng bỏ qua chi tiết nhỏ nào trong phần dưới đây, vì nó chính là tổng hợp rất nhiều thông tin cũng như những cách phòng ngừa bệnh trĩ mà nhiều người đã áp dụng thành công, được ban biện tập chúng tôi tập hợp và chia sẻ lại.

Thông tin thêm cho bạn: Sa búi trĩ phải xử lý như thế nào?

II. Tìm hiểu về bệnh trĩ

Theo PGS.TS Nguyễn Mạnh Nhâm thì bệnh trĩ ngày nay mang tính xã hội cao thay vì cá nhân như ngày xưa, vì bệnh này ngày càng phổ biến và có thể tấn công bất cứ đối tượng nào chứ không còn giới hạn nữa.

Cổ nhân nói: “Thập nhân cửu trĩ” – trong 10 người thì 9 người bị, như vậy đủ để cho thấy bệnh trĩ chính là nổi ám ảnh từ ngàn đời nay và bùng phát mạnh mẽ trong thời đại chúng ta đang sống ngày nay.

Tìm hiểu về bệnh trĩ
Đau rát hậu môn chính là dấu hiệu sớm nhất báo hiệu bệnh trĩ

#1. Dấu hiệu nhận biết bệnh trĩ

Nỗi khổ mà người bệnh trĩ phải chịu đựng hàng ngày là điều mà chúng ta không thể nhận biết được. Ai cũng biết bệnh sẽ đau đớn khó chịu, tuy nhiên những ai chưa kinh qua thì không thể hiểu được chính xác sự bất tiện và đau đớn của người bệnh.

Không ai muốn bản thân mình mắc bệnh cả, dù vậy bệnh thì không từ một ai, cho nên nếu sớm nhận thấy mình có những dấu hiệu sau đây thì tốt nhất nên tìm cách chữa trị và điều hòa lại bản thân.

♦♦ Thứ nhất, Khó chịu, đau đớn ở hậu môn và vùng phụ cận:

Đây chính là tín hiệu sớm và đơn giản nhất của cơ thể báo động một sự không an toàn ở vùng hậu môn. Người bệnh khi đi đại tiện thường cảm thấy đau buốt ở vùng hậu môn, ngồi lâu mà vẫn không “đi” được như khi bị táo bón, thông thường thì cảm giác đau rát âm ỉ keo dài trong nhiều giờ đồng hồ, kể cả sau khi đại tiện xong.

♦♦ Thứ hai, chảy máu khi đi đại tiện:

Nếu như ở trên, cảm giác đau khi đi đại tiện không chứng minh được điều gì thì ở đây khi bạn đi đại tiện ra máu thì có thể nói đây chính là dấu hiệu của bệnh trĩ rồi. Hãy thử nhìn xem, có phải khi đi đại tiện có vết máu trên phân hay không, hoặc máu có thể nhỏ thành giọt thậm chí là bắn thành tia, dính ướt cả giấy vệ sinh.

Chảy máu khi đi đại tiện là một dấu hiệu của bệnh trĩ
Chảy máu khi đi đại tiện là một dấu hiệu dễ nhận thấy của bệnh trĩ

Nếu thật sự có những vấn đề trên, cộng với việc đau đớn ở hậu môn thì khả năng cao là bạn đã mắc bệnh trĩ. Máu ra nhiều hay ít còn tùy thuộc vào tình trạng bệnh của mỗi người. Lúc này bạn không được chủ quan mà cần nhanh chóng đến bác sỹ để kiểm tra.

♦♦ Thứ ba, sa búi trĩ:

Hai dấu hiệu bên trên nếu chưa đủ để thuyết phục bạn đi bác sỹ thì ở đây khi búi trĩ sa hẳn ra bên ngoài thì không còn lời nào để chối cãi cho việc bạn mắc bệnh trĩ nữa rồi.

Khi búi trĩ sa hẳn ra bên ngoài khi đi đại tiện thì bệnh trĩ đã lên đến giai đoạn nặng, nếu bạn còn có thể dùng tay để đẩy búi trĩ vào bên trong thì bệnh trạng còn chưa nguy hiểm, bạn cần nhanh chóng đến bác sỹ để kiểm tra. Nếu không khi búi trĩ nằm hẳn ra bên ngoài sẽ gây viêm nhiễm búi trĩ, sẽ hoại tử và gây nguy hiểm cho bạn. Lúc này, bạn cần đến bác sỹ ngay lập tức để có hướng giải quyết tốt nhất.

♦♦ Thứ tư, viêm hậu môn:

Ở trên đã nêu ra là búi trĩ sa ra bên ngoài thường xuyên, ở trĩ nội độ 3 và 4 và kể cả trĩ ngoại cũng vậy, chúng sẽ liên tục tiết ra dịch gây ẩm ướt vùng hậu môn, tạo nên môi trường “yêu thích” để cho vi khuẩn và nấm phát triển dễ gây ra ngứa rát và viêm nhiễm vùng hậu môn.

Khi ngứa dữ dội người bệnh không thể kềm chế được mà đưa tay gãi, đây lại là việc làm vô cùng tai hại, vì tay người bình thường tiếp xúc nhiều thứ nên là bộ phận mang rất nhiều vi khuẩn cũng như các chất lạ bên ngoài, nếu khi gãi vô tình làm trầy xước vùng da hậu môn thì vi khuẩn bên ngoài và cả vi khuẩn có sẵn ở hậu môn sẽ là điều kiện cho vi khuẩn bùng nổ.

Trong trường hợp này, tốt nhất là bạn nên đến bệnh viện để được kiểm tra và được tư vấn tốt nhất. Nếu không phải bệnh trĩ thì cũng kiểm tra để biết được bệnh trạng của cơ thể và có hướng giải quyết tốt nhất.

♦♦ Thứ năm, máu vón cục và chảy nhầy ra bên ngoài:

Nếu những dấu hiệu bên trên không thuyết phục được bạn thì đây có lẽ cũng là giới hạn cuối cùng của bạn rồi. Bệnh trĩ còn có thể xuất hiện máu vón cục, dịch này chảy ướt hết cả quần lót làm cho hậu môn luôn ở trong tình trạng ẩm ướt.

Tuy nhiên dấu hiệu bệnh ở từng người có thể không giống nhau, còn tùy thuộc vào thể trạng và tình trạng của bệnh, chúng tôi khuyên bạn nên sớm đi kiểm tra khi có những dấu hiệu sớm của bệnh để nhanh có cách khắc phục và đánh tan “giặc trĩ”.

#2. Nguyên nhân gây ra bệnh trĩ

Có nhiều người không nhận biết mình đã mắc bệnh trĩ do lơ là trong việc bảo vệ đến sức khỏe của mình. Lại có nhiều người vì ngại ngùng mà không đến bệnh viện hay cơ quan y tế để kiểm tra bệnh và điều trị dứt điểm mà cứ luôn đau đáu trong lòng, không biết tại sao bản thân lại mắc phải bệnh này.

Nguyên nhân gây ra bệnh trĩ
Nguyên nhân gây ra bệnh trĩ

Nếu nói về nguyên nhân gây ra bệnh trĩ thì có thể nói đến hàng hà sa số, tuy nhiên một vài điều dưới đây là nguyên nhân chính gây ra bệnh này được khảo sát thực tế.

♦♦ Do stress:

Khi bạn quá căng thẳng hay stress não bộ sẽ tiết ra một chất gây áp lực lên toàn bộ cơ thể, làm cho người bệnh cảm thấy mệt mỏi, hạn chế sự chuyển hoa thức ăn, làm giảm hiệu suất làm việc của hệ tiêu hóa, co giãn vùng hậu môn bị giảm đi gây ra táo bón và sau cùng là bệnh trĩ.

♦♦ Do tính chất công việc ít vận động:

Khi bạn có một công việc văn phòng hay công việc bắt buộc phải ngồi nhiều thì áp lực của toàn bộ cơ thể đều dồn lên vùng thân dưới của cơ thể và nhiều nhất là mông và hậu môn làm máu không thể lưu thông tốt dẫn đến ứ đọng tại các tĩnh mách dưới hậu môn tạo thành búi trĩ.

Nếu bạn là một người lười vận động, cơ thể không linh hoạt, các cơ trên cơ thể không được massage thì lượng máu trong cơ thể bạn sẽ vận chuyển chậm, không bơm được lượng máu đầy đủ đến các cơ khiến cơ thể mất đi sự đàn hồi, cơ co thắt hậu môn suy yếu lâu dần gây ra bệnh trĩ.

♦♦ Chế độ dinh dưỡng ít chất xơ:

Những người ăn ít chất xơ, không ăn chất xơ thì nguy cơ mắc bệnh trĩ khá cao. Trong ăn nếu thiếu rau xanh, hoa quả thì cơ thể không được cung cấp đầy đủ chất xơ cần thiết để hệ tiêu hóa bài tiết tốt, phân trở nên rắn làm cho cơ thể dễ mắc chứng táo bón, lâu dần hình thành trĩ.

♦♦ Uống ít nước:

Có thể bạn đã biết 80% cơ thể người là nước, nước có tác dụng giúp máu tuần hoàn tốt, hệ tiêu hóa khỏe mạnh. Do đó mỗi người nên uống ít nhất là 2 lít nước mỗi ngày để cơ thể khỏe mạnh và tăng sự bài tiết thải độc tố.

Uống không đủ nước có thể gây các bệnh về da và hệ tiêu hóa, sự co bóp ở hậu môn yếu, lâu dần sẽ hình thành bệnh trĩ.

♦♦ Do táo bón, tiêu chảy kinh niên:

Người táo bón và tiêu chảy kinh niên thường phải liên tục chạy đi nhà vệ sinh làm cho các tĩnh mạch và thành ruột bị tổn thương từ đó tạo áp lực lên vùng xương chậu, vùng hậu môn. Những người mắc bệnh về đường ruột chính là “con mồi” mà bệnh trĩ dễ tấn công nhất, thông thường chiếm đến 80% các trường hợp bệnh được ghi nhận.

♦♦ Do đứng hay ngồi quá lâu:

Do tính chất công việc mà nhiều người thường xuyên phải đứng hay ngồi quá lâu, trong nhiều ngày, nhiều tháng, nhiều năm làm cho toàn bộ áp lực của cơ thể dồn vào phần hạ bộ, hậu môn và trực tràng gây cản trở sự lưu thông máu, làm dòng máu chảy ngược lại dẫn đến tình trạng tắt nghẽn mạch khiến động mạch ở hậu môn bị sưng phù hình thành nên búi trĩ.

♦♦ Thường xuyên làm việc nặng:

Những người thường xuyên khuân vác hay làm công việc tay chân thì phần hạ thân thường phải gánh chịu một áp lực lớn thường xuyên khiến các tĩnh mạch suy yếu lâu dần hình thành bệnh trĩ.

Ngoài ra, người bị viêm phế quản hay ho nhiều cũng tạo áp lực lên ổ bụng dưới thường xuyên và gây nghẽn mạch dẫn đến bệnh trĩ.

♦♦ Phụ nữ mang thai và sinh con:

Khi mang thai và sinh con các bà mẹ rất dễ mắc phải bệnh trĩ. Khi mang thai tử cung phát triển, đặc biệt là ở tháng cuối thai kỳ khi trọng lượng bào thai phát triển trở nên nặng hơn, sức nặng của thai nhi sẽ chèn ép lên vùng xương chậu, hậu môn và các tĩnh mạch bên dưới gây ra bệnh trĩ.

Phụ nữ mang thai có khả năng cao mắc bệnh trĩ
Phụ nữ mang thai chính là một đối tượng béo bở của bệnh trĩ

Đến lúc sinh em bé, các bà mẹ thường phải dùng sức rặn để đưa em bé ra bên ngoài lại làm cho tĩnh mạch và mao mạch ở vùng xương chậu chịu áp lực lớn, vùng hậu môn lại bị áp lực làm cho bệnh trĩ nặng hơn.

Chưa kể trong quá trình mang thai,các bà mẹ còn được cho ăn uống tẩm bổ nhiều chất, đồ ăn uống thất thường không theo một quy trình khoa học nào cả, uống nhiều vitamin và sắt cho bé lại ngồi nhiều nên hậu môn bị áp lực gây nên chứng tao bón và bệnh trĩ.

#3. Các loại bệnh trĩ

Bệnh trĩ được chia thành 3 loại là trĩ nội, trĩ ngoại và trĩ hỗn hợp. Bệnh trĩ về cơ bả là sự phồng lớn của các mao và tĩnh mạch ở vùng hậu môn gây nên trĩ nội, trĩ ngoại hay trĩ tổng hợp. Thực ra thì trĩ nội và trĩ ngoại chỉ khác nhau ở vị trí phát bệnh mà thôi, việc phân biệt trĩ nội hay ngoại là để tiện cho việc thăm khám và điều trị căn bệnh này.

♦♦ Về trĩ ngoại:

Là những búi sưng to do các tĩnh mạch căng lên hoặc do phần da ở các nếp gấp ở viền hậu môn bị viêm và sưng  gây tụ máu mà thành bệnh trĩ. Bề mặt trĩ ngoại thường được phủ một lớp da, có thể nhìn thấy bằng mắt thường và không thể đẩy được vào bên trong hậu môn, không dễ chảy máu.

trĩ ngoại là gì?
Trĩ ngoại là búi sưng to do các tĩnh mạch căng lên hoặc do phần da ở các nếp gấp ở viền hậu môn bị viêm và sưng  gây tụ máu mà thành bệnh trĩ.

♦♦ Về trĩ nội là một bệnh lý liên quan đến các đám rối xung quanh tĩnh mạch ở vùng trực tràng, khi các đám rối này giãn nở quá mức sẽ gây nên bệnh trĩ nội. Trĩ nội thường khó nhận biết nhận biết hơn trĩ ngoại và được chia thành 4 giai đoạn của bệnh.

Một số thông tin cơ bản về bệnh trĩ nội
Một số thông tin cơ bản về bệnh trĩ nội
  • Trĩ nội độ 1: Búi trĩ xuất hiện trong lòng hậu môn, không thể nhận biết được ngay cả khi thăm dò bằng tay, lúc này có thể đại tiện ra máu tươi, hoặc máu phun thành tia, có trường hợp người bệnh chảy nhiều máu gây thiếu máu.
  • Trĩ nội độ 2: Búi trĩ sa thấp hơn, lấp ló trong hậu môn, khi đi đại tiện nó có thể tự sa ra ngoài sau đó tự thụt vào bên trong.
  • Trĩ nội độ 3: Búi trĩ thường xuyên sa ra bên ngoài, không thể tự co lên mà phải dùng tay đẩy vào bên trong, khi ngồi xổm hay đi đại tiện búi trĩ sẽ tự sa ra ngoài và tiết nhiều dịch.
  • Trĩ nội độ 4: Búi trĩ thường xuyên nằm ngoài hậu môn, không thể dùng tay đẩy vào được, búi trĩ có thể nằm ngoằn ngoèo bên ngoài hậu môn.

♦♦ Về trĩ hỗn hợp là người bệnh mắc một lúc cả 2 bệnh trĩ nội và trĩ ngoại. Khi bị trĩ hỗn hợp thường đã ở giai đoạn nặng, các búi trĩ nội sa ra bên ngoài kế hợp với trĩ ngoại sẽ tạo thành một khối trĩ dài và nặng tạo thành một bệnh lý vô cùng phức tạp và nguy hiểm.

#4. Bệnh trĩ có nguy hiểm không?

Người bệnh trĩ thường hay bàng quang với những dấu hiệu của bệnh và tâm lý ngại ngùng nên bệnh không được chữa trị kịp lúc dẫn đến những nguy cơ khó lường trước được.

Nhiều người thường hay đặt câu hỏi cho chuyên trang chúng tôi với đề tài, “Bệnh trĩ có nguy hiểm không?”. Để trả lời cho câu hỏi này, chúng tôi mời bạn xem phần dưới đây để biết những biến chứng nguy hiểm của bệnh trĩ nhé.

♦♦ Nghẹt búi trĩ: Khi búi trĩ nội sa quá mức sẽ làm các cơ vòng hậu mon bị chèn ép, điều này gây tắt mạch lưu thông máu đến búi trĩ, làm máu tích tụ ngày càng nhiều hơn mà không có đường lui ra nên búi trĩ phình to ra và cứng. Lúc này búi trĩ sẽ bị nghẹt làm cho bệnh nhân đau đớn và khó chịu.

♦♦ Hoại tử búi trĩ gây viêm nhiễm hậu môn và đường sinh dục: Ngoài việc ảnh hưởng đến cuộc sống cũng như công việc hàng thì việc hoại tư búi trĩ có thể lây lan ra các vùng lân cận, điển hình là bộ phận sinh dục là ảnh hưởng đến vấn đề tình dục và đường con cái.

♦♦ Gây rối loạn chức năng hậu môn: Việc hậu môn bị giãn cơ thường xuyên làm cho các cơ bị giảm độ đàn hồi khiến cho việc đại tiện trở nên khó khăn. Khi bệnh tình chuyển nặng các cơ của hậu môn có thể bị mất chức năng làm cho người bệnh đại tiện không tự chủ được.

♦♦ Gây thiếu máu: Việc chảy máu thường xuyên làm cho bệnh nhân trĩ không kịp thời bổ sung lượng máu để nuôi sống cơ thể, bệnh nhân có thể choáng váng, mệt mỏi, người xanh xao.

♦♦ Gây rối loạn thần kinh: Bệnh trĩ có thể gây nên chứng đau lưng dưới, đau nhức xương do thần kinh phản xạ bị rối loạn. Bên cạnh đó, việc lo lắng nhiều khiến bệnh nhân ngày càng trầm mặc dễ rơi vào trạng thái mất ngủ, lo lâu và trầm cảm.

♦♦ Ngoài ra, bệnh trĩ còn có thể gây ra các bệnh về da: Do tình trạng dịch nhầy tiết ra nhiều nên xung quanh vùng hậu môn dễ bị kích ứng gây ngứa đỏ, bỏng rát.

#5. Cách phòng ngừa bệnh trĩ

Phòng bệnh tốt hơn chữa bệnh, đó chính là điều mà tổ tiên đã dạy. Bệnh trĩ cũng như nhiều loại bệnh cơ thể khác và bệnh hậu môn nói riêng, đều cần phải được quan tâm và tuân thỉ một số quy tắt cơ bản.

Bạn có thể phòng ngừa “giặc trĩ” bằng một vài lưu ý cơ bản dưới đây:

♦♦ Tập thói quen đi đại tiện vào một giờ nhất định trong ngày:

Tốt nhất là buổi sáng. Đây là thói quen giúp cho hệ tiêu hóa của bạn hoạt động tốt hơn và tránh được chứng táo bón.

Dừng các thói quen có hai như đọc báo, lướt web trong lúc đi đại tiện. Vì những việc này làm kéo dài thời gian đại tiện của bạn, làm cơ vòng hậu môn mở to lâu hơn thời gian cần, lâu dần tạo thành thói quen làm cho cơ vòng hậu môn bị mất độ đàn hồi tự nhiên.

♦♦ Xây dựng chế độ ăn uống hợp lý:

Nên thêm nhiều chất xơ vào khẩu phần ăn hàng ngày như rau xanh, đồ ăn nhiều tinh bột như khoai lang để nhuận tràng và phòng ngừa trĩ tốt. Những thức ăn này giúp phân mềm hơn, đường di chuyển của phân xuống hậu môn không bị cản trở và “đi” ra dễ dàng hơn.

Giảm tối thiểu việc ăn đồ ăn cay nóng như ớt, tiêu, tỏi dù cho đó có là món ăn yêu thích của bạn. Bạn cần cân nhắc giữa việc yêu thích hay sức khỏe. Nên tránh ăn lẩu cay, kim chi, các món chiên hay đồ ăn nhanh.

Tránh các thức uống kích thích như rượu, bia, hay nước có gas, vì những loại thức uống này làm cho hệ tiêu hóa hoạt động kém, dễ gây táo bón và trĩ.

♦♦ Tạo thói quen luyện tập thể dục thể thao:

Hàng ngày bạn có thể đi bộ 30 phút sau khi kết thúc công việc hay vào buổi sáng để kích hoạt một ngày năng động. Các môn thể thao bạn có thể luyện tập như bơi lội, cầu lông hay các bài tập erobic,…chọn lựa những bài tập phù hợp với sức khỏe và tình trạng bệnh.

Việc tập luyên không chỉ mang lại sức đề kháng cho cơ thể mà còn làm cho tinh thần người bệnh thoải mái, phòng ngừa được nhiều bệnh, ở đây là bệnh trĩ.

♦♦ Tránh làm việc quá sức:

Người bệnh cần có chế độ làm việc và nghỉ ngơi hợp lý, không nên mang việc về nhà, không thức quá khuya làm tự tạo nhiều áp lực cho cơ thể.

Stress và áp lực như nói ở trên chính là nguyên nhân gây ra bệnh trĩ, do đó bạn cần tạo thói quen ngủ sớm, sắp xếp công việc hợp lý, tránh để cơ thể chìm trong áp lực công việc và mệt mỏi.

♦♦ Nên vận động nhiều ở phụ nữ mang thai:

Nguyên nhân gây ra bệnh trĩ ở phụ nữ mang thai chủ yếu là do lười vận động, thay đổi nội tiết tố bên trong cơ thể và do sức nặng của thai nhi làm tăng áp lực lên vùng hậu môn.

Do đó các mẹ bầu cần chú ý vận động, tránh việc ngồi một chỗ, có thể vận động nhẹ như đi bộ hoặc làm một vài công việc nhẹ trong nhà.

♦♦ Giữ vệ sinh hậu môn sạch sẽ:

Hậu môn là vùng rất nhạy cảm và dễ nhiểm khuẩn. Khi vi khuẩn xâm nhập thì hậu môn có thể bị kích ứng tạo nên mụn rộp, đỏ ngứa gây khó khăn khi đi đại tiện. Chính vì thế, người bệnh cần thường xuyên giữ vệ sinh vùng hậu môn và thay đồ lót thường xuyên.

Ngoài ra người trẻ cần phải xây dựng lối sồng lành mạnh, quan hệ tình dục an toàn, không dùng các chất kích thích đê ngăn ngừa bệnh trĩ tốt nhất.

III. Cách xử lý bệnh trĩ

Bệnh trĩ là căn bệnh chúng ta có thể phòng ngừa và ngăn chặn nó tái phát ngay tại nhà. Dưới đây chúng tôi sẽ nêu một vài hướng xử lý và cách để phòng tránh bệnh trĩ được nhiều áp dụng và thành công.

cách xử lý bệnh trĩ
Bệnh trĩ là căn bệnh chúng ta có thể phòng ngừa và ngăn chặn nó tái phát ngay tại nhà

Những cách xử lý bệnh trĩ như sau:

  • Có nhiều phương pháp để điều trị bệnh trĩ như thắt búi trĩ hậu môn, chích xơ hay phẫu thuật. Tùy trường hợp mà bệnh bệnh nhân sẽ được chỉ đinh phương pháp điều trị thích hợp. Bạn có thể tìm hiểu về các cách điều trị này ở bài viết: 11 cách chữa bệnh trĩ hiệu quả nhất hiện nay.
  • Người bệnh trĩ cần thêm nhiều chất sợi, nhiều rau cải, uống nhiều nước trái cây trong bữa ăn hàng ngày để cơ thể có sự trao đổi chất tốt nhất, tránh tình trạng táo bón.
  • Người bệnh cần tránh rặn khi đi đại tiện, tránh nhịn khi muốn đại tiện. Ngoài ra bệnh nhân trĩ cần tránh làm công việc nặng.
  • Nếu búi trĩ sưng phù hay lên thì bạn có thể bôi một số thuốc mỡ trị trĩ hoặc đặt thuốc đạn có chứa hydrocortisone theo sự hướng dẫn của bác sỹ.
  • Năng vận động hàng ngày, thực hiện một số bài tập nhẹ nhàng hỗ trợ điều trị bệnh trĩ. Hạn chế đứng ngồi quá lâu khiến áp lực tăng nặng lên hậu môn.
  • Trong suốt quá trình điều trị trĩ, người bệnh cần tái khám đúng hẹn, cũng như tuân thủ đúng liệu trình và phương pháp mà bác sỹ đưa ra.
  • Cuối cùng bệnh nhân cần phải giữ tâm trạng vui vẻ, thoải mái, tránh lo âu nhiều thì bệnh mới có thể nhanh khỏi.

Trên đây là một vài chia sẻ về bệnh trĩ mà chúng tôi thông tin đến các bạn, mong rằng bài viết này có thể giúp được phần nào trong việc điều trị bệnh.

Chúc bạn sức khỏe.

Đỗ Linh.

Với những ai bệnh còn nhẹ, nên tham khảo: 8 mẹo đơn giản chữa bệnh trĩ hiệu quả ngay tại nhà.

Bài viết cùng chuyên mục